Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Các ngân hàng châu Âu đang nắm bao nhiêu tài sản xấu?
2010-06-28 08:58:37

Chưa công khai minh bạch được con số ấy, đừng mong nhà đầu tư đặt niềm tin vào đồng euro.

Ơn Chúa đã ban cho Châu Âu một người như Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero. Lần đầu tiên sau ba năm kể từ ngày khủng hoảng tài chính bùng nổ, một lãnh đạo Châu Âu đã làm được gì đó thông minh và bất ngờ.

Quyết định đơn phương công khai kết quả thanh tra các ngân hàng nước mình của Tây Ban Nha đã buộc toàn Châu Âu phải noi gương và chấp nhận một mức độ minh bạch chưa từng có.

Liệu điều đó có giúp chống đỡ được cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ này? Đáng tiếc, cho đến nay, EU mới chỉ đồng ý công khai kết quả thanh tra của 25 ngân hàng.

Chúng cũng không phải là những ngân hàng khó khăn nhất trong khu vực sử dụng đồng euro (eurozone). Nhiều khả năng các chính phủ sẽ mở rộng diện thanh tra sang các ngân hàng khác. Nhưng cũng không nên quá lạc quan.

Vấn đề cơ bản là các chính phủ vẫn đang đi chệch hướng.

Giới đầu tư toàn cầu đã nhận ra điều cơ bản rằng đây không phải là một cuộc khủng hoảng nợ quốc gia như Đức và NHTW Châu Âu ECB vẫn tuyên bố, mà là khủng hoảng của ngân hàng và khủng hoảng của việc không thể phối hợp hành động.

Vì ngân hàng được chính phủ của mình bảo lãnh nên phần lớn nợ tư nhân cuối cùng lại là nợ chính phủ.

ECB và Thể thức cho vay ổn định tài chính Châu Âu (EFSF) trị giá 440 tỷ euro mới ra đời để bình ổn thị trường trái phiếu Châu Âu sẽ hấp thụ hàng tỷ euro nợ xấu mà khi phá sản sẽ khởi động một quá trình tái phân phối thu nhập khổng lồ từ Bắc Âu xuống Nam Âu.

Cho đến nay, cuộc khủng hoảng này vẫn chưa lấy mất của người nộp thuế Châu Âu cái gì. Nhưng điều đó sẽ thay đổi một khi chứng khoán nợ Hy Lạp tái cơ cấu.

Chuyện này sẽ không xảy ra trong vòng 3 năm nữa. Nhưng đến khi ấy phần lớn chứng khoán nợ Hy Lạp sẽ tan biến trong tay ECB và EFSF.

Một vụ phá sản khi ấy sẽ đặt EU trước ngã ba đường: hoặc liên minh luôn cả chính sách tài khóa, hoặc tan vỡ. Không ai biết EU sẽ chọn con đường nào.

Một cách để thoát khỏi mớ hỗn độn này là dẹp bỏ những nghi ngại kéo dài về khu vực ngân hàng. Trừ Hy Lạp, nợ của các nước khác đều nằm trong tầm kiểm soát.

Vấn đề không nằm ở chứng khoán nợ thực của chính phủ mà ở chứng khoán nợ thả nổi đang nằm chủ yếu trong tay khu vực ngân hàng. Nếu khu vực này minh bạch hơn, tình hình sẽ dịu xuống.

Nếu việc công bố kết quả thanh tra dẫn đến một quá trình tái cấp vốn của các ngân hàng, con đường đã chọn là chính xác.

Kế hoạch ngân hàng xấu của Đức đặc biệt kém hấp dẫn tới mức hầu như chẳng có ngân hàng nào chấp nhận nó. Dù vậy, chính phủ Đức vẫn không có cách gì buộc khu vực ngân hàng chấp nhận tăng vốn.

Landesbanken hay các tổ chức ngân hàng cấp vùng của Đức có lẽ là định chế nắm giữ nhiều sáng tạo tài chính độc hại nhất thế giới nhưng lại nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền các bang.

Tình hình không mấy sáng sủa hơn ở Tây Ban Nha khi NHTW nước này đang đẩy mạnh việc củng cố các ngân hàng tiết kiệm địa phương, hay cajas.

Tuy trước đây có nghi ngờ quyết tâm làm điều nên làm của Thủ tướng Zapatero nhưng nay đã có tín hiệu để lạc quan hơn một chút.

Sắc lệnh cải cách thị trường lao động mới đây của ông là một bước đi đúng hướng, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ.

Ở eurozone vẫn còn vài nơi khác cũng gặp rắc rối. Pháp, Áo và Bỉ cũng có những ngân hàng thiếu vốn.

E ngại còn tiếp diễn chừng nào chưa có một ước tính đáng tin cậy về số tài sản xấu còn lại trong bảng cân đối tài sản các ngân hàng.

Tin tức duy nhất từng lọt vào nước Đức là ước tính của các cơ quan giám sát ngân hàng một năm trước đây rằng trong trường hợp xấu nhất, tổng thiệt hại sẽ vào khoảng 800 tỷ euro, tức là bằng 1/3 GDP hàng năm của Đức.

Không hiểu đến nay con số đó còn cao đến đâu nữa.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, không chỉ cần có những con số trên mà còn nhiều thứ nữa. Quan trọng nhất là EU phải đưa ra được một cơ chế phối hợp chính sách kinh tế hiệu quả, bao gồm cả chiến lược đối phó với các mất cân đối nội bộ.

Quyết định công khai việc thanh tra đánh lạc hướng chú ý tới một Hội nghị Châu Âu đáng thất vọng. Sau nhiều tháng tranh luận, tất cả những gì Ủy ban Châu Âu đưa ra là một hiệp ước ổn định mới và một chương trình nghị sự Lisbon nữa.

Một trong những bài học của hiệp ước ổn định trước kéo dài từ năm 1999 đến năm 2003 là trừng phạt không thôi không có tác dụng gì, vì chúng không thể đi vào thực tế.

Hiệp ước ổn định được soạn lại vào năm 2005 chuyển trọng tâm từ trừng phạt sang khuyến khích. Ý tưởng thì hay nhưng rút cục lại thất bại vì không thể phối hợp hành động.

Quyết định quay trở lại cách tiếp cận dựa trên trừng phạt như ban đầu thật ngớ ngẩn. Nếu một lần trừng phạt không có tác dụng, thì bao nhiêu lần cũng vẫn vậy mà thôi.

Về chương trình nghị sự Lisbon, họ gọi nó là Chương trình nghị sự 2020, nhưng cũng chẳng hy vọng được gì vào những thứ như thế.

Điều mấy tháng qua đã trở nên rõ ràng là Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã không thể hiện đủ khả năng lãnh đạo để thúc đẩy công việc tiến bước.

Không có một viễn cảnh đáng tin cậy trước mắt, giới đầu tư sẽ còn tiếp tục đặt cược vào sự sụp đổ của eurozone.
Theo CaFef




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,561.005,101.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,622.104,142.10
100g ABC Bullion Bar
14,765.5013,305.50
1kg ABC Bullion Silver
1,743.201,343.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 78
  • Truy cập hôm nay: 2292
  • Lượt truy cập: 8848792