Ông nhận định như thế nào về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2014?
Tình hình kinh tế chung trong năm tới còn 2 vướng mắc là quá trình cải cách khu vực DNNN và điểm thứ hai không nghiêm trọng bằng nhưng cũng là lực cản chính của nền kinh tế đó là nợ xấu. Mặc dù quá trình xử lý nợ xấu đang và sẽ được giải quyết tốt hơn một chút nhưng đây vẫn là hai vấn đề lớn trong năm tới. Hai việc này như hai cái trục tạo ra những vấn đề của kinh tế 2014 của Việt Nam.
Theo ông, tại sao vấn đề giải quyết nợ xấu trong năm tới vẫn chưa được giải quyết triệt để?
Vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết triệt để là do thị trường mua bán nợ xấu chưa được thành lập. Khi không có thị trường mua bán nợ xấu một cách thực sự thì dòng tiền không có chỗ để chảy vào. Hiện nay chúng ta vẫn đang xử lý nợ xấu theo những hướng khác nhau nhưng chỉ là các biện pháp kỹ thuật, mang tính hành chính hoặc hạch toán mang tính chuyển đổi từ sổ này sang sổ kia.
Nguyên tắc của giải quyết nợ xấu là khi một lượng tiền đang bị kẹt ở một nơi nào đó thì cần một dòng tiền mới chảy vào nền kinh tế nhưng hiện nay chúng ta chưa có cơ chế để thực hiện việc này.
Có chuyên gia cho rằng, để xử lý tốt và nhanh nợ xấu, cần thực hiện mô hình trung tâm bán đấu giá nợ xấu thay cho VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng). Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trong thời điểm thông tin không rõ ràng, minh bạch thì không ai mua nợ xấu cả, hơn nữa là hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn có “tâm trạng” kém lạc quan nên với những món hàng giá trị không cao có thể dẫn tới việc mua bán diễn ra ở mức không cân bằng với thị trường, do đó cần đưa nợ xấu vào một cơ chế, đợi cho thị trường có nhìn nhận đúng đắn về khoản nợ ở mức cân bằng đúng giá trị thật thì việc mua bán công bằng hơn.
Vừa qua, kết luận tại Diễn đàn DN Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết đến năm 2020, số lượng DN trong khu vực Nhà nước giảm còn 300 thay vì hơn 1.200 đơn vị như hiện nay. Ông có cho rằng lộ trình đặt ra như vậy đối với Việt Nam là phù hợp?
Việc cổ phần hóa không phải là quá khó mà cái chính là khái niệm về cổ phần hóa là gì, cổ phần hóa đến mức nào, nghĩa là bao nhiêu cổ phần của Nhà nước được chuyển ra khỏi DNNN. Để đạt được con số 300 DNNN tại thời điểm năm 2020 là tốt, tuy nhiên vấn đề đặt ra là bao nhiêu phần trăm tài sản được cổ phần hóa mới là điểm quan trọng. Điểm thứ hai quan trọng hơn trong vấn đề cổ phần hóa DNNN là số DN đã được cổ phần hóa đó có được lưu thông trên thị trường chứng khoán không bởi chỉ khi được lưu thông trên thị trường chứng khoán thì người dân, cổ đông mới giám sát được mọi hoạt động của DN, từ đó mới có hiệu quả thực sự của cổ phần hóa.
Vậy nhận định của ông như thế nào về tiến độ cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới?
Tôi cho rằng, trong hai năm tới, cải cách DNNN không có nhiều tiến bộ bởi hiện nay không có tư tưởng đổi mới gì đáng kể để thay đổi sự chậm chạp của quá trình này mặc dù tính đến nay việc cổ phần hóa DNNN đã có bước tiến lớn. Đề án tái cơ cấu DNNN chỉ thực sự có hiệu quả khi có định hướng dứt khoát rõ ràng nghĩa là cần một sự thay đổi trong tầm nhìn của người đứng đầu, còn nếu chỉ thực hiện bằng biện pháp kỹ thuật như hiện nay thì không thay đổi được vấn đề.
Với số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt được trong những năm qua, FDI được nhìn nhận như một thành công của nền kinh tế. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
FDI như một cốc nước, người thì nói vơi đi, người thì nói đầy lên, sự khác nhau đó là do cách nhìn. Theo tôi, FDI là một vấn đề bởi từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thu hút FDI nhanh nhưng thực tế số vốn giải ngân cứ ổn định 10 tỷ USD/năm trong khi GDP tăng đều đặn hàng năm, điều này có nghĩa rằng tỷ trọng FDI/GDP giảm.
Như vậy, đó là cốc nước đang vơi đi. Trước khi gia nhập WTO, thu hút FDI bình quân 4 tỷ USD/năm, sau khi Việt Nam tham gia vào tổ chức với hơn 150 thành viên này, FDI tăng lên 10 tỷ USD/năm, đây có thể được coi là điểm sáng nhưng đáng lẽ nó phải sáng hơn, phải tăng liên tục và có thể tới 15-20 tỷ USD nhưng thực tế không diễn ra như vậy thì chúng ta phải nghiêm chỉnh xem lại môi trường đầu tư của chúng ta.
Ngoài ra, còn một vấn đề nữa của FDI, đó là khi Việt Nam đã vào WTO rồi thì có cần thực hiện chính sách thu hút FDI theo kiểu đánh đổi như thu hút SamSung hiện nay không. Đáng lẽ ra, nếu môi trường kinh doanh của chúng ta tốt, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân tốt thì với sự tham gia vào WTO, dòng vốn FDI sẽ tự tìm đến Việt Nam, không cần đến những chính sách trải thảm đỏ như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Theo Song Trân
Báo Hải Quan
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/kinh-te-2014-con-hai-diem-nghen-2013122508484232711ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 333
- Truy cập hôm nay: 3801
- Lượt truy cập: 8810846