Vì sao tỉnh Đồng Tháp từ chối tổ chức Festival lúa gạo 2014?
2013-03-05 10:25:16
Những ngày qua nhiều nhà khoa học, ngành chức năng, doanh nghiệp và nông dân vùng vựa lúa ĐBSCL đặc biệt quan tâm đến thông tin UBND tỉnh Đồng Tháp từ chối đăng cai festival lúa gạo lần 3, dự kiến diễn ra vào năm 2014.
Vì sao Đồng Tháp thẳng thừng từ chối tổ chức festival lúa gạo, dù lúa gạo là thế mạnh của tỉnh này?
Mấy năm gần, đây tổ chức festival gần như trở thành phong trào đối với nhiều nơi trong cả nước. Chỉ riêng festival lúa gạo ở ĐBSCL đã được tổ chức tới 2 lần vào năm 2009 và 2011. Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, nếu tổ chức festival lần 3, dự kiến tốn từ 20 tỉ đồng trở lên; nguồn tiền này chủ yếu vận động doanh nghiệp và nếu như vậy các doanh nghiệp tài trợ sẽ bức xúc, bởi làm ăn hiện nay không dễ. Ngoài ra, tổ chức festival dày đặc không giải quyết được gì nhiều, không khéo rơi vào tình trạng lãng phí? Do đó, Đồng Tháp có công văn gửi Công ty CP Hội chợ quốc tế và phát triển nông thôn, từ chối đăng cai festival lúa gạo VN lần thứ 3.
Mặt khác, tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL - cho rằng, qua 2 lần tổ chức festival lúa gạo ở Hậu Giang (2009) và Sóc Trăng (2011), mọi việc cũng đâu vào đấy. Giá lúa hàng hóa vẫn cứ bấp bênh và nông dân luôn phập phồng, chưa thể làm giàu được. Các festival trước cũng đề nghị hàng loạt giải pháp phát triển lúa gạo, song tới nay nước ta vẫn xuất khẩu gạo thô - không có thương hiệu, giá xuất thấp không bằng các nước khác... Điều này cho thấy, hiệu quả từ các festival mang lại chưa cao.
Các nhà khoa học đặt vấn đề, nông dân vựa lúa ĐBSCL được gì qua festival? Có chăng những bằng khen, lễ tôn vinh làm lúa giỏi, rồi dự các hội thảo, tư vấn kiến thức trồng lúa... Thế nhưng, qua các sự kiện lớn này thì công ty, nhà phân phối về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp... lại được dịp làm ăn; các công ty tổ chức sự kiện cũng “mập” thêm ra. Nhiều ý kiến cho rằng, mật độ tổ chức festival lúa gạo hiện nay quá dày, không cần thiết. Festival là sự kiện lớn, nếu không tìm được những cái mới, không góp phần thúc đẩy ngành nghề đó phát triển thì không nên tổ chức làm gì cho tốn kém.
Ông Lê Minh Hoan - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nhìn nhận, mục tiêu phát triển lúa gạo của Đồng Tháp là kéo doanh nghiệp và nông dân cùng vào “cánh đồng lớn”, quản lý chặt từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, xuất khẩu... Đây là cách để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, giúp nông dân có lợi nhuận nhiều hơn.
Theo ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc Công ty CP bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS): “Đã đến lúc thay đổi tư duy để đưa lúa gạo phát triển phù hợp với tình hình mới. Từ sản xuất riêng lẻ, chúng ta quy tụ nông dân vào mô hình cánh đồng lớn. Ở đó xuống giống đồng loạt cùng một loại giống, có kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc, hỗ trợ vật tư; tới kỳ thu hoạch cũng đồng loạt và được doanh nghiệp thu mua.
Nông dân hưởng lợi nhờ giảm chi phí đầu tư, năng suất tăng và giá bán cao. Còn doanh nghiệp được lợi vì mua được lúa chất lượng, độ đồng đều cao, sản phẩm được truy xuất nguồn gốc dễ dàng và thuận lợi trong xây dựng thương hiệu gạo”. Từ cách làm này, AGPPS đã xuất 306 tấn gạo chất lượng cao sang thị trường Nhật Bản, mở ra hướng đi triển vọng cho hạt gạo Việt Nam xâm nhập những thị trường khó tính.
Theo Huỳnh Trọng
Lao động
Lao động
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 290
- Truy cập hôm nay: 5368
- Lượt truy cập: 8598350