Thưa ông, liệu chúng ta có thể vui mừng vì lâu lắm mới có tháng Tết CPI tăng thấp như năm nay?
Đúng là CPI tháng 2 tăng thấp hơn so với nhiều năm. Xét cơ cấu nhóm hàng trong rổ hàng hóa, chỉ ngoại trừ thực phẩm tăng cao 3%, còn nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc tăng trên 1%, phù hợp với tiêu dùng trong dịp Tết. Nhóm thứ ba tăng 0,8% là giao thông cũng chủ yếu trong dịp Tết.
Còn các nhóm còn lại tăng dưới 0,5%. Diễn biến như vậy là hoàn toàn phù hợp với việc giá cả tăng trong dịp Tết. Tóm lại, nếu nhìn con số diễn biến như vậy, lạm phát của tháng 2 là bình thường. Tuy nhiên, nếu so với cuối năm 2012, lạm phát 2 tháng đầu năm đã tăng 2,59%.
Mức tăng này nếu tính dồn 2 tháng thì thuộc loại cao. Nếu tính bình quân lạm phát theo năm thì chúng ta vẫn đứng ở mức tương đối cao chứ không phải thấp. Như vậy, 2 tháng đã chiếm một tỷ trọng kha khá trong mục tiêu của cả năm 2013. Một yếu tố đáng ngại nữa đó là mức độ lạm phát đang có xu hướng đi lên. Nhiệm vụ kiềm chế lạm phát đặt ra là nặng chứ không thể chủ quan được.
Nếu như theo phân tích của ông thì chúng ta không thể lạc quan khi vẫn còn áp lực của việc điều chỉnh theo giá thị trường một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như điện, than, xăng dầu và dịch vụ công?
Tác động của dịch vụ y tế, giáo dục thì ít nhất từ nay đến quý III-2013 chưa có vấn đề gì vì đã tăng hết cỡ rồi. Cái đáng ngại nhất là liên quan đến định kỳ về giá điện. Trước đó, cứ 1 quý điều chỉnh/lần. Nhưng nay có thể khoảng nửa năm mới điều chỉnh. Cái quan trọng là áp lực tăng giá điện cần phải thận trọng cân nhắc. Đối với giá xăng dầu áp lực dồn lên từ cuối năm ngoái khi giá thế giới liên tục tăng cao.
Theo báo cáo thời điểm hiện nay chúng ta đã cố kìm giữ vì không muốn lặp lại việc tăng giá xăng dầu vào thời điểm đầu Xuân Nhâm Thìn. Tuy nhiên, giá xăng dầu khó định đoán vì phụ thuộc vào giá thế giới. Cái đó đặt ra để chúng ta lường trước mà thôi. Bởi vì áp lực về giá xăng dầu không hẳn là lớn đến mức nó có thể đẩy lạm phát lên nhưng chắc chắn sẽ tác động nếu điều chỉnh không khéo.
Lạm phát năm nay cho đến thời điểm bây giờ, thậm chí cả tháng 3 và tháng 4 khả năng sẽ không có đột biến lớn. Điều đáng lo ngại nhất là chương trình xử lý nợ xấu, xử lý thị trường bất động sản là phải “bơm” tiền, câu chuyện liên quan đến chi tiêu ngân sách… Tất cả những vấn đề đó có khả năng tác động đến lạm phát nhưng sẽ dồn vào thời điểm cuối năm.
Năm nay, chúng ta có nên cảnh giác với lạm phát từ chi phí đẩy hay không khi mà điều này chúng ta đã thực hiện khá thành công trong năm 2012, thưa ông?
Cũng không quá lo ngại vì dự báo sức mua trong năm nay sẽ vẫn diễn biến như năm 2012. Mặc dù chưa được đánh giá một cách đầy đủ nhưng có thể thấy sức mua năm nay vẫn sẽ diễn biến theo chiều hướng thấp cho nên không quá lo ngại việc tác động lạm phát từ chi phí đẩy.
Kiềm chế lạm phát từ lâu nay chúng ta chưa thực sự hướng đến các biện pháp chủ động mang tính chất dài hơi cho cả năm nay và những năm tiếp theo?
Cái gốc của nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam được nhận định là đầu tư quá lớn mà không hiệu quả. Chặn lạm phát ngay từ đầu thì phải đầu tư hiệu quả và tăng trưởng dựa trên năng suất lao động. Vấn đề đó thực sự không đơn giản. Còn chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là những công cụ điều hành chống lạm phát hàng năm. Muốn nhìn sâu thì phải nhìn vào hiệu quả đầu tư, hiệu quả tín dụng, chi đầu tư từ ngân sách hiệu quả ra sao… đó mới là bài toán dài hạn trong chống lạm phát.
Xin cảm ơn ông!
Theo Minh Anh
Báo Hải Quan
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/suc-ep-tang-cpi-se-don-vao-cuoi-nam-20130226042823827ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 223
- Truy cập hôm nay: 6459
- Lượt truy cập: 8599441