Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chờ một nhánh đi lên
2013-02-18 10:24:54

Suốt vài chục năm qua chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam khó khăn như 2012. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được Quốc hội thông qua là 6-6,5% nhưng chỉ đạt khoảng 5,03%, mức thấp nhất kể từ 2000 đến nay và thấp thứ 2 kể từ 1991 (mức thấp nhất 4,77% vào năm 1999).

 

 

Từ chữ V đến chữ W

Khủng hoảng tài chính khu vực Á châu 1997-1998 đã ảnh hưởng và kéo tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta từ 8,15% năm 1997 sụt xuống 5,76% năm 1998 và đạt đáy 4,77% năm 1999, vươn lên 6,79% năm 2000, rồi 6,89% năm 2001 và liên tục trên 7% hay 8% cho đến 2007. Biến động theo hình chữ V với đáy năm 1999 là rõ.

10 năm sau, khủng hoảng toàn cầu 2007-2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều đến Việt Nam: Tăng trưởng GDP từ mức 8,46% năm 2007 đã xuống 6,31% và 5,32% trong hai năm tiếp theo, vươn lên 6,78% năm 2010. Quốc hội đã thông qua kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2011 là 7-7,5% (kỳ vọng diễn biến theo hình chữ V), nhưng lại sụt xuống 5,89% năm 2011 và 5,2% năm 2012. Rõ ràng lần này thời gian kéo dài hơn (đến nay đã 5 năm) và biến động không theo hình chữ V.

Liệu 2012 đã là đáy (thứ 2 của hình chữ W) và chúng ta sẽ phục hồi? Quốc hội vừa thông qua chỉ tiêu tăng GDP năm 2013 là 5,5%. Nếu có sự phục hồi từ mức 5,03% và đạt được mức 5,5% năm 2013 theo kế hoạch, thì mức cải thiện là 0,47%. So với diễn biến 1999-2000 với mức cải thiện đạt được là 1,97% từ 4,77% năm 1999 lên 6,79% năm 2000, thì thấy tốc độ phục hồi, nếu có, sẽ chậm hơn rất nhiều (1,97 gấp gần 6,57 lần 0,3)! Nếu đạt kế hoạch 2013 và sau đó GDP tiếp tục tăng đều thì chúng ta sẽ ở nhánh đi lên của hình chữ W với đáy đầu tiên 2009 (5,32%) và đáy thứ hai năm 2012 (5,03%).

Diễn biến tăng trưởng GDP, theo hình chữ V trong giai đoạn 1997-2007 và hình chữ W trong giai đoạn 2007-(?) cho thấy ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam là nghiêm trọng, nhưng nó có thể là cái cớ để cho một số người đổ lỗi cho bên ngoài và coi thường các nguyên nhân nội tại.

Hai căn bệnh kinh niên

Nền kinh tế Việt Nam đã mắc phải những căn bệnh kinh niên từ lâu và các tác động bên ngoài làm cho nó trầm trọng thêm. Hãy xem 2 căn bệnh chính.

Căn bệnh kinh niên đầu tiên là các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.

Theo Tổng cục Thống kê năm 2011 khu vực nhà nước chiếm 39,9% tổng vốn đầu tư (mà khoảng 80% là của khu vực doanh nghiệp nhà nước, tức là cỡ 32%).

Theo Bộ Tài chính đến 31.12.2011 tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 1.292.400 tỷ đồng. Lưu ý rằng tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng cũng thời gian đó gần 2,6 triệu tỷ đồng. Tổng nợ của các doanh nghiệp nhà nước khi đó chắc chắn lớn hơn 1,3 triệu tỷ (nếu trừ nợ nước ngoài đi, thì cũng vẫn chiếm khoảng 50% tổng tín dụng trong nước).

Đấy là nguồn lực (đầu tư, vốn vay) mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng mà chưa nói đến những nguồn lực khác.

Hãy xem thành tích của chúng.

Năm 2011 khu vực kinh tế nhà nước tạo ra 33,03% GDP (trong đó một phần ít thay đổi, khoảng 7-8,5% do khu vực hành chính, quân đội, công an, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học thuộc nhà nước tạo ra). Tức là khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra khoảng 24,5-26% GDP.

Chờ một nhánh đi lên (1)

Một cuộc chiến lãi suất ngân hàng đã bùng nổ trong năm 2012.

Tỷ lệ việc làm trong khu vực nhà nước năm 2011 là 10,4% trong đó phần của các doanh nghiệp nhà nước cỡ 2%!

Nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 200.000 tỷ đồng chiếm đến 70% nợ xấu (riêng của các tập đoàn tổng công ty nhà nước là 153.000 tỷ đồng chiếm 53% nợ xấu).

Nguồn lực sử dụng và công trạng quá không tương xứng! Chúng chèn ép khu vực tư nhân. Kết quả của đường lối lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo mà sự sụp đổ của Vinashin, Vinalines chỉ là các hệ quả ban đầu.

Chỉ cần phân bổ cho chúng 25-26% nguồn lực tương xứng với thành tích và phần còn lại cho khu vực tư nhân thì Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh hơn nhiều!

Căn bệnh thứ hai là hệ thống ngân hàng yếu kém.

Số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hoạt động tại Việt Nam năm 2002 là 20. Từ 2003, nhất là từ 2005 đến 2008 người ta đã nâng cấp các ngân hàng nông thôn bé xíu lên ngân hàng đô thị có quy mô toàn quốc và thành lập các ngân hàng mới. Năm 2008 đã có 35 ngân hàng cổ phần tư nhân.

Vốn đăng ký của các ngân hàng này (sau khi quy đổi ra USD để bớt sự ảnh hưởng của lạm phát) vào cuối 2008 đã tăng 30 lần so với 1998 và vào 15-6-2012 đã tăng 75 lần! Chủ yếu là do Nghị định 141 ngày 22.11.2006 của Chính phủ buộc các ngân hàng này phải tăng vốn lên 1.000 tỷ vào 2008 và 3.000 tỷ vào 2010. Đòi hỏi tăng vốn chóng mặt trong một thời gian rất ngắn là không khả thi.

Có động lực mạnh để tăng sở hữu chéo và dùng vốn vay để tham gia hay tăng vốn ngân hàng, nói cách khác vốn thật thấp hơn vốn trên sổ sách. Tỷ lệ vốn huy động trên vốn của ngân hàng được gọi là tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này cao thì rủi ro lớn. Vốn thật nhỏ hơn vốn đăng ký và ngân hàng dựa vào vốn đăng ký để định tỷ lệ đòn bẩy, thì tỷ lệ đòn bẩy thật sẽ cao hơn tỷ lệ tính toán nhiều khiến rủi ro càng tăng lên.

Một số ngân hàng yếu gặp khó khăn buộc phải tăng lãi suất huy động. Cạnh tranh thái quá khiến các ngân hàng khác cũng phải tăng theo. Cuộc chiến lãi suất bùng nổ. Lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải xử lý ngay các ngân hàng yếu, thậm chí rút giấy phép, để duy trì kỷ luật tài chính, thì đã chẳng nảy ra cuộc chiến lãi suất và sau này đã chẳng phải quy định trần lãi suất.

Vài dấu hiệu đáng mừng

Tình hình các ngân hàng thương mại nhà nước, giống như các tập đoàn, còn tồi tệ hơn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chúng khoảng gấp đôi của các ngân hàng cổ phần tư nhân.

Đấy là các lý do chính đẩy hệ thống ngân hàng lâm vào khó khăn như hiện nay. Tất cả đều do việc tăng số lượng ngân hàng, các hệ quả không lường của Nghị định 141 và ý muốn thiết lập vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A sinh năm 1946 tại Bắc Ninh; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đồng sáng lập Ngân hàng VP Bank. Ông là một cộng tác viên thân thiết của NTNN trong nhiều năm qua.

Nhà nước đã đưa ra chương trình tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính ngân hàng. Tức là đã nhận ra đúng vấn đề, nhưng 3 chương trình tái cơ cấu này chưa tiến hành được mấy.

Tuy vậy, thị trường có sức mạnh khó cưỡng và việc tái cơ cấu doanh nghiệp vẫn diễn ra hàng ngày bên ngoài các nỗ lực tái cơ cấu của nhà nước. Khu vực tư nhân có sức dẻo dai kỳ lạ.

Bất chấp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, phải rút khỏi thị trường (một điều tự nhiên dẫu đau đớn), nền kinh tế cũng có các dấu hiệu đáng mừng. Nông nghiệp phát triển tốt. Xuất khẩu gia tăng, cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt từ thâm hụt 9,8 tỷ USD năm 2011, sang thặng dư nhỏ. Lạm phát cỡ 8% từ mức 18,56% năm 2011. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất do ngân hàng HSBC công bố đã cải thiện liên tục và cán ngưỡng 50, đạt 50,5 điểm tháng 11-2012 chứng tỏ tốc độ tăng trưởng tăng lên.

Hy vọng nhà nước thực hiện thực sự 3 chương trình tái cơ cấu, nền kinh tế phục hồi và chúng ta thực sự ở nhánh đi lên của hình chữ W trong năm 2013.

Theo Nguyễn Quang A

Dân Việt

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/cho-mot-nhanh-di-len-2013021701072051ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 154
  • Truy cập hôm nay: 6221
  • Lượt truy cập: 8599203