Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Năm 2012: Những mảng sáng - tối trong thu hút vốn FDI
2013-02-04 09:02:41

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2012 cho thấy có hai mảng sáng tối rõ rệt mà các chuyên gia cho rằng trong năm nay cần tiếp tục phát huy điểm sáng cũng như cải thiện điểm tối để môi trường đầu tư tốt hơn.

 

Điểm nhấn đầu tư Nhật Bản

Trong năm qua nguồn vốn FDI vào Việt Nam bị giảm mạnh nhưng nguồn vốn đến từ Nhật Bản vẫn tăng trưởng cao. Cụ thể, kết thúc năm 2012, Nhật Bản dẫn đầu tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam với 5,13 tỉ đô la Mỹ, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư.

Không chỉ chiếm gần 40% vốn FDI vào Việt Nam trong năm qua, doanh nghiệp Nhật còn đẩy mạnh mua bán sáp nhập (M&A) với công ty trong nước để mở rộng thị trường nội địa. Xu hướng gia tăng đầu tư vào Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Nhật nêu ra trong thời gian tới, trong đó chú ý hơn các mặt hàng kinh doanh trong nước và xuất khẩu đi châu Á.

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, sau một thời gian tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Trung Quốc, các nhà đầu tư Nhật Bản đang hướng tới các nước ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam được xem như một địa điểm để mở cơ sở sản xuất đầy tiềm năng.

Thực tế việc chuyển dịch sản xuất của doanh nghiệp Nhật ra nước ngoài gia tăng nhiều khi đất nước này bị thảm họa kép về động đất và sóng thần năm 2011. Giới phân tích nhận định, giờ đây những căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc của người Nhật càng mở ra cơ hội cho một sự dịch chuyển đầu tư của nước này sang Việt Nam.

Doanh nghiệp đang hoạt động tăng vốn cao

Kết thúc năm 2012, mặc dù nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới tiếp tục suy giảm nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp FDI đang hoạt động vẫn tăng vốn mạnh và giải ngân tốt. Cụ thể trong năm qua, có đến 435 lượt dự án FDI đang hoạt động tiếp tục tăng thêm vốn, mở rộng sản xuất. Tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,4% về số dự án và tăng 58,5% về vốn so với cùng kỳ năm 2011.

Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai. Quyết định tăng vốn của các doanh nghiệp này sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI trong thời gian tới bởi không có cuộc xúc tiến đầu tư nào hiệu quả hơn là thông qua chính những doanh nghiệp FDI đang làm ăn có hiệu quả tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu cũng như sản xuất tiêu thụ trong nước đều gia tăng vốn đẩu tư nhiều. Đáng kể nhất là các doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí, và sản xuất hàng tiêu dùng.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng để khai phá. Những năm trước, các dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam thường tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, gia công lắp ráp để xuất khẩu nhằm tận dụng nguồn lao động trẻ dồi dào, giá rẻ. Nhưng từ hai năm qua vốn đầu tư của Nhật hầu như có mặt trong mọi lĩnh vực.

Những doanh nghiệp tăng vốn thường cho triển khai dự án nhanh nên việc giải ngân vốn của các dự án cũng tốt. Nhờ đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn giải ngân trong năm qua cũng ở mức cao. Trong năm 2012, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,46 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây cũng được xem là kết quả cao trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Trảm” những dự án chậm triển khai

Năm 2012 cũng đánh dấu sự quyết tâm của các địa phương trong việc quyết định rút giấy phép đầu tư do chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện.

Cụ thể như ở Bình Định chỉ trong 3 tháng cuối năm đã quyết định thu hồi một loạt các dự án đầu tư triển khai quá chậm hoặc không có dấu hiệu triển khai trên địa bàn tỉnh. Như thu hồi 8 dự án chậm triển khai, gồm 4 dự án về lĩnh vực du lịch, 2 dự án về kinh doanh thương mại, dịch vụ và 2 dự án sản xuất lâm nghiệp.

Theo bà Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Bình Định, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát và thu hồi các dự án chậm triển khai khác, trong đó tập trung nhiều về dự án du lịch và sản xuất công nghiệp.

Theo bà Thủy, động thái này nhằm làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, loại bỏ những dự án mà chủ đầu tư đăng ký “xí chỗ” hoặc không đủ năng lực tài chính và đầu tư dàn trải ở nhiều lĩnh vực, dẫn đến việc không đủ tiềm lực triển khai. Ngoài ra, việc thu hồi các dự án chậm triển khai còn tạo cơ hội cho những nhà đầu tư khác sau thời gian khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế có khả năng tìm được những dự án, địa điểm tốt để đầu tư, kinh doanh; đồng thời giảm bức xúc của người dân trước tình trạng quy hoạch treo…

Trường hợp này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác như Vũng Tàu, Long An, TPHCM,… Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong năm qua, tỉnh đã quyết định chấm dứt trước thời hạn và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đến 40 dự án không triển khai và chậm triển khai trên địa bàn; trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 90 triệu đô la Mỹ.

Có thể nói, khác hẳn mọi năm chỉ chú ý đến số lượng dự án được cấp phép và vốn cam kết của nhà đầu tư, năm 2012 hầu hết các địa phương đều tập trung vào việc đẩy nhanh việc giải ngân vốn của các dự án đã cấp phép với quyết tâm loại bỏ những dự án chậm triển khai, kém hiệu quả, không khả thi...

Nhiều doanh nghiệp FDI bỏ trốn

Năm qua, tình trạng doanh nghiệp FDI bỏ trốn khỏi nơi kinh doanh có xu hướng tăng cao ở nhiều địa phương, dẫn đến nhiều hệ lụy không nhỏ cho người lao động, đối tác trong nước và thất thu thuế nhà nước…

Tuy nhiên theo ông Lê Việt Dũng, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương – nơi có nhiều doanh nghiệp FDI bỏ trốn, ngoài nguyên nhân khó khăn kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài mà phần lớn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc... bỏ trốn còn có nguyên do khác. Phần lớn các dự án đầu tư của những doanh nghiệp bỏ trốn có vốn đăng ký chỉ vài trăm ngàn đô la Mỹ. Với các dự án dạng này, chủ đầu tư chỉ bỏ ra một phần nhỏ vốn làm vốn lưu động, còn nhà xưởng đi thuê, máy móc thì sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính, mua nguyên vật liệu theo hình thức trả chậm…, nên quy mô sản xuất có thể lớn. Đến khi bỏ trốn, tài sản để lại là quá ít so với nợ phải trả. Do vậy, không loại trừ việc lừa đảo trong các vụ bỏ trốn này.

Ông Dũng dẫn chứng có trường hợp sau khi bỏ trốn, tài sản còn lại chỉ khoảng 300 triệu đồng, trong khi nợ lương công nhân đến 900 triệu đồng, cùng các khoản nợ khác lên tới 12 tỉ đồng.

“Việc bỏ trốn được các doanh nghiệp tính toán từ trước, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp còn bán lại máy móc để ôm thêm một khoản tiền trước khi bỏ trốn, nên khi cơ quan quản lý tìm đến nơi, chỉ còn mỗi nhà xưởng trống trơn”, ông Dũng cho biết thêm.

Theo các địa phương điểm chung của các dự án nói trên là nhà đầu tư đều đã bỏ về nước mà không làm thủ tục giải thể và để lại những cục nợ lớn tại ngân hàng, cơ quan thuế, tiền lương công nhân và các hợp đồng chưa được thanh lý với các đối tác…

Thế nhưng theo cơ quan quản lý việc xử lý để xóa tên doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp này rất phức tạp, gây thiệt hại kinh tế cho các địa phương, công ty hạ tầng khu công nghiệp do hành lang pháp lý và biện pháp chế tài không đủ.

Theo Quốc Hùng

TBKTSG

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nam-2012-nhung-mang-sang-toi-trong-thu-hut-von-fdi-20130203103619392ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 228
  • Truy cập hôm nay: 6844
  • Lượt truy cập: 8599826