Điều này cũng đồng nghĩa với việc sức mua của không ít gia đình sẽ bị ảnh hưởng trong Tết này.
Về mặt con số, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 ở mức thấp so với cùng tháng của 4 năm gần đây. Tuy nhiên, xu thế tăng tốc trở lại vẫn tạo nên nhiều quan ngại.
Chẳng hạn như với TP. Hồ Chí Minh, mức tăng CPI tháng 1/2013 chỉ 0,44% nhưng lại là mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2012. Tương tự là Hà Nội, con số 0,95% tại tháng này cũng chỉ thấp hơn mức của tháng 9 năm ngoái.
Có thể có ý kiến cho rằng, không đáng ngại với yếu tố mùa vụ tạo nên sự đột biến này, khi thời điểm Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Nhưng nhìn lại nhiều năm trước, khác biệt mức tăng giữa tháng cuối năm liền trước và tháng đầu năm sau không nhiều, thậm chí chưa từng thấy đột biến mức tăng gấp 2-3 lần như đợt này.
Nhân tố nào khiến cho CPI đột ngột “dậy sóng” như vậy? Những câu hỏi đó cần phải được nhìn nhận và giải thích rõ, trước thềm năm mới âm lịch, cũng như trước cuộc họp Chính phủ đầu năm 2013, khi nhiều quyết sách quan trọng thường được công bố.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vốn là các thành phố có được sự hậu thuẫn rất lớn của chính quyền địa phương trong việc kiềm chế giá cả. Hàng trăm tỷ đồng đã được cung ứng từ nhiều tháng trước, giúp các DN bán lẻ có nguồn lực để ứng tiền mua hàng sớm với giá cả thấp hơn so với thị trường. Gần như trong các siêu thị tại Hà Nội thời gian này, giá niêm yết của nhóm hàng tiêu dùng không có nhiều đột biến. Tuy nhiên tại thị trường tự do, câu chuyện có khác.
Thực phẩm là nhóm hàng tăng giá khá cao trong mấy tuần gần đây. Đáng chú ý là nguyên nhân không hoàn toàn do “yếu tố mùa vụ” mà vấn đề nằm ở nguồn cung. Cuối tháng 10/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thông tin quan trọng, chăn nuôi lợn và gia cầm liên tục gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao, giá thịt hơi ở mức thấp.
So với cùng thời điểm năm ngoái, ước tính đàn lợn của cả nước tại thời điểm đó đã giảm khoảng 2-3%, đàn gia cầm giảm trên 2% và chưa có dấu hiệu tăng trở lại cộng thêm tâm lý găm hàng cho giai đoạn Tết Nguyên đán của người chăn nuôi.
Đặc biệt nhân tố đáng quan ngại nhất và ảnh hưởng đáng kể nhất đến lạm phát - lương thực, đang trong điều kiện có thể gây đột biến lên CPI. Điều này vừa được Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khẳng định, khi chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng rất mạnh, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh do hiệu ứng từ đợt tăng mạnh giá trứng gia cầm vừa qua. Trong nhiều năm gần đây, tiêu dùng chỉ thực sự tăng cao vào dịp giáp Tết Nguyên đán, kéo theo đó là giá cả tăng lên, tuy nhiên sang năm nay lại khác.
Một nhân tố cũng thường tạo đột biến giá cả trong thời khắc cuối năm là hàng may mặc, mũ nón, giày dép. Nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng khó cắt giảm triệt để này thường được chi tiêu nhiều trong các tuần thời tiết chuyển mùa, ứng vào hai tháng vừa qua và đặc biệt là giai đoạn lễ Noel, Tết dương lịch.
Ở khía cạnh tâm lý, những món tiền thưởng Tết vẫn khiến chi tiêu “rủng rỉnh” hơn với đa số người dân. Mong muốn “xả hơi” sau hai năm vật lộn “rã rời” với khó khăn đang khiến cho người tiêu dùng “nới tay” ít nhiều trong chi tiêu. Phía DN, “lời hứa” từ Nghị quyết 02 tháo gỡ khó khăn cho họ cũng tạo thêm phấn chấn. Với một tâm lý Á Đông ăn sâu, cầu nhích lên khi cung sụt xuống ở nhiều nhóm hàng quan trọng trong thời gian này, khiến CPI thắng thế với mức tăng có thể tạo đột biến so với nhiều tháng của quý IV/2012.
Chưa hết, dịch vụ y tế mới là nhân tố đáng quan ngại nhất trong số các nhóm hàng hóa, dịch vụ có khả năng tạo áp lực lên chỉ tiêu lạm phát. Tại cuộc họp báo cuối năm 2012, Tổng cục Thống kê cho biết đến hết năm trước vẫn còn khoảng 30 tỉnh, thành phố chưa tăng giá dịch vụ y tế. Điều này khi đó còn hàm ý những bất thường có thể đến rất nhanh khi các tỉnh thực thi “quyền lợi”. Thực tế diễn ra trong tháng này cho thấy đã có vài tỉnh “nhanh tay” điều chỉnh giá niêm yết cho dịch vụ này.
Mở đầu năm 2013, một số dự báo cho rằng CPI tháng đầu năm có thể tăng khoảng 1,2 - 1,4% so với tháng trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sức mua của không ít gia đình sẽ bị ảnh hưởng trong Tết này.
Tháng tới, CPI sẽ được công bố khi năm mới đã qua. Cuộc họp Chính phủ đầu năm âm lịch chắc sẽ vẫn duy trì tuyên bố kiềm chế lạm phát là mục tiêu đầu tiên, quan trọng nhất trong năm nay. Ở kịch bản đó, cuộc chiến kiềm chế lạm phát lại sẽ bắt đầu, nhưng với người dân thậm chí nó đã khởi động từ ngay thời điểm này.
Theo Thế Hưng
TBNH
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/chua-tet-da-lo-cpi-20130123021313468ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,524.70 | 5,024.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,592.00 | 4,092.00 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,668.80 | 13,168.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,752.20 | 1,352.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 130
- Truy cập hôm nay: 4082
- Lượt truy cập: 8831404