Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

TS Tự Anh 'mách nước' gỡ khó kinh tế 2013
2013-01-14 09:06:29

Nếu Việt Nam thực sự muốn xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường hiện đại thì việc biến DNNN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô không phải lựa chọn khôn ngoan, TS Vũ Thành Tự Anh tư vấn.

LTS: Không cần những dự báo hay chẩn đoán, bước vào năm 2013, khó khăn chồng chất của nền kinh tế đất nước đã hiển hiện trước mắt. Đây là năm thử thách nhất từ trước đến nay đang trông chờ những quyết tâm cao nhất và những biện pháp mạnh mẽ nhất để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng trầm trọng, nặng nề đang có nguy cơ gây đổ vỡ những thành quả phát triển những năm qua.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã có cuộc đối thoại với Tuần Việt Nam về những trăn trở, suy nghĩ và giải pháp để vượt qua khủng hoảng hiện nay trong năm 2013

Tiến sĩ Tự Anh khẳng định:

Chương trình nghị sự bao trùm trong năm 2013 vẫn sẽ là tái cơ cấu nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này xuất phát từ những công việc còn dang dở trong năm 2012 và được khẳng định trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng. Cũng cần nhấn mạnh rằng hai nội dung này - tái cơ cấu và ổn định vĩ mô - có mối quan hệ mật thiết vì thực tế là bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam từ năm 2008 trở lại đây bắt nguồn sâu xa từ những nguyên nhân có tính cơ cấu của nền kinh tế.

Nợ xấu: Nút thắt cơ bản

Thưa tiến sĩ Tự Anh, tái cơ cấu nền kinh tế gồm những nội dung gì?

Theo Chính phủ, tái cơ cấu có 3 chương trình lớn: Đầu tiên là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Vấn đề lớn nhất của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay gồm, thứ nhất là nợ xấu, thứ hai là ứ đọng thanh khoản - tín dụng không đến được tay doanh nghiệp (DN), và thứ ba là lãi suất vẫn còn quá cao.

Đằng sau ba vấn đề này là sự bất cập trong chất lượng của chính sách vĩ mô (cả tiền tệ và tài khóa) và chính sách điều tiết hệ thống NHTM, cũng như chất lượng quản trị của bản thân các ngân hàng. Tựu trung lại, hệ thống NHTM hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng được chức năng cơ bản là huy động và phân phối vốn một cách hiệu quả.

Diện mạo của ba vấn đề lớn của ngân hàng hiện nay đang ra sao, thưa tiến sĩ?

Nhìn vào hệ thống ngân hàng, so với thời điểm tháng 3/2012 khi bắt đầu có quyết định tái cơ cấu cho đến lúc hiện nay, chưa thấy có bước tiến nào thực sự đáng kể. Nợ xấu không những không giảm mà còn tiếp tục tăng. Thanh khoản thì ứ đọng - tốc độ tăng trưởng huy động tín dụng trong toàn hệ thống vào khoảng 16%, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là 7%. Tốc độ này thấp hơn mức lạm phát trung bình (9,2%) nên tín dụng thực - tức là sau khi điều chỉnh lạm phát - thậm chí còn tăng trưởng âm.

Nói về lãi suất, một số điều tra gần đây cho thấy trên thực tế, lãi suất phổ biến doanh nghiệp phải trả vẫn còn rất cao, vào khoảng 15 - 17%, bất chấp chính sách giảm giảm lãi suất của Chính phủ.

Như vậy, đối với rất nhiều doanh nghiệp, hoặc họ không tiếp cận được tín dụng, hoặc nếu tiếp cận được thì với mức lãi suất rất cao - thực tế là gấp đôi, gấp ba so với các DN trong khu vực.

Tóm lại, chương trình tái cơ cấu đầu tiên chưa thành công và vẫn đang là bài toán hóc búa cần lời giải trong năm 2013.

Đây có phải là "cục máu đông", "nút thắt" như các chuyên gia kinh tế thường nói?

Nhiều người đã nói như vậy, tôi chỉ xin nhấn mạnh, nếu không giải quyết được nợ xấu thì cũng sẽ không giải quyết được nhiều vấn đề khác của hệ thống ngân hàng thương mại.

Không những thế, thất bại trong giải quyết nợ xấu sẽ không chỉ cản trở sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới hai chương trình tái cơ cấu còn lại.

Nợ xấu hiện này là một nút thắt cơ bản, và trong ngắn hạn đây phải là ưu tiên số một của Chính phủ trong năm 2013. Trong trung và dài hạn ưu tiên sẽ khác, song nếu như trong ngắn hạn mà không giải quyết được vấn đề ách tắc dín dụng tín dụng - được ví như dòng máu của cơ thể kinh tế - thì không thể giải quyết được nhiều việc khác. Giống như trong cơ thể con người, nếu máu không lưu thông đến đầu, đến tay thì dù mạnh đến mấy thì đầu và tay cũng không thể thực hiện được chức năng của chúng.

Vẫn án binh bất động?

Thế còn những chương trình nghị sự còn lại? Hiện trạng của từng vấn đề đang như thế nào, thưa ông?

Chương trình thứ hai đã được thông qua là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ngoài việc kết thúc thí điểm đối với Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (Tập đoàn Sông Đà) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam do bị lỗ lớn và phát hiện nhiều sai phạm tài chính, các biện pháp khác - như cải cách quản trị và cổ phần hóa và đối với một số tổng công ty (TCT) và DNNN lớn - cho đến thời điểm này hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.

Về cổ phần hóa (CPH), theo kế hoạch của Bộ Tài chính thì năm 2012 phải CPH được 93 DNNN, trong đó có những DN lớn như Tập đoàn Vinatex và Mobifone. Thế nhưng cho đến cuối năm 2012, chương trình CPH gần như án binh bất động. Một số DN tuy được CPH trong năm 2012 nhưng thực ra là từ kế hoạch những năm trước chuyển sang.

Tất nhiên chúng ta không thể đòi hỏi các biện pháp của đề án Tái cơ cấu DNNN phải được triển khai đồng bộ và ngay lập tức, nhưng rõ ràng trong năm 2012 vừa qua gần như không thấy động tĩnh gì cả.

Tương tự như vậy, về quản trị DNNN cũng chưa có gì thay đổi. Hệ thống quản trị DNNN vốn dẫn đến sự sụp đổ của Vinashin, Vinalines và sự thất bát của Tập đoàn Sông Đà v.v. vẫn như cũ, mà như vậy thì không có gì đảm bảo những thất bại tương tự sẽ không lặp lại.

Bên cạnh đó, những biện pháp cần thiết để buộc DNNN phải hoạt động hiệu quả hơn vẫn chưa được thực hiện. Thứ nhất là tính minh bạch. Cho đến nay, kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các tập đoàn, tổng công ty, và DNNN nói chung vẫn là một hộp đen đối với công chúng.

Khi một doanh nghiệp không công khai kết quả kinh doanh của mình, dư luận dễ đặt nghi vấn về hiệu quả kinh doanh của nó vì đơn giản là như cha ông ta có câu "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại".

Thứ hai là nếu Việt Nam thực sự muốn xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường hiện đại thì việc biến DNNN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô như hiện nay là sai lầm. Về mặt lý thuyết, các công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản bao gồm chính sách tài khóa, tiền tệ, và cơ cấu. Bên cạnh đó, thực tế ở Việt Nam cho thấy, chính DNNN là một nguyên nhân, không những thế là một nguyên ngân quan trọng, gây ra bất ổn vĩ mô ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một cách tổng thể, trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, khu vực DNNN chiếm tới 45% tổng đầu tư toàn xã hội nhưng đóng góp chỉ khoảng 25% GDP cho nền kinh tế. Chính khu vực này đưa Việt Nam dấn sâu vào mô hình tăng trưởng hiện tại: tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu nhờ vào gia tăng đầu tư), hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp (chủ yếu là khai thác tài nguyên và gia công), không hội nhập được vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết vĩ mô là sai chức năng, và chính sự sai chức năng này vô hình trung đã giao cho các DNNN "thượng phương bảo kiếm" để họ lập luận rằng "vì tôi là người góp phần điều tiết vĩ mô nên tôi sẽ phải bình ổn giá bất động sản, vực dậy thị trường chứng khoán, bình ổn giá vàng v.v. bằng cách tham gia kinh doanh trực tiếp trên các thị trường này". Kết quả là đẩy DNNN trở thành thủ phạm đồng thời là nạn nhân của bất ổn vĩ mô.

Chương trình cuối cùng là đầu tư công. Đến giờ này Chính phủ vẫn chưa ra được phê duyệt về chương trình tái cơ cấu đầu tư công, mặc dù đã thừa nhận rằng đầu tư công của ta trong nhữn

g năm qua kém hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này nhiều và phức tạp, chắc phải dành riêng một bài khác mới có thể nói cặn kẽ được.

Theo Tuần Việt Nam

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/ts-tu-anh-mach-nuoc-go-kho-kinh-te-2013-2013011407581398ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,531.205,031.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,597.404,097.40
100g ABC Bullion Bar
14,686.2013,186.20
1kg ABC Bullion Silver
1,743.901,343.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 185
  • Truy cập hôm nay: 5175
  • Lượt truy cập: 8832497