10 Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013
2012-12-26 08:42:03
Từ ngày 1/1/2013, 10 Luật sẽ có hiệu lực thi hành gồm Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giáo dục Đại học; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Quảng cáo; Luật Giá; Luật Tài nguyên nước; Luật Giám định Tư pháp; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; và Luật Biển Việt Nam.
Tạo hành lang pháp lý cho Công đoàn thực hiện tốt các chức năng Luật định
Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Luật gồm sáu Chương, 33 Điều, tăng hai Chương và 14 Điều so với Luật công đoàn hiện hành.
Ngoài các nội dung cơ bản của Luật Công đoàn hiện hành được giữ lại, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới chủ yếu liên quan đến việc quy định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, những bảo đảm cho Công đoàn hoạt động và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn.
Một nội dung quan trọng của Luật là xác định rõ địa vị pháp lý của Công đoàn, tạo cơ sở cho việc quy định cụ thể các quyền và trách nhiệm theo lĩnh vực hoạt động của Công đoàn, tạo hành lang pháp lý cho Công đoàn thực hiện tốt các chức năng luật định.
Luật cũng quy định những nội dung liên quan đến việc xác định nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn và trách nhiệm của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua việc ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giáo dục đại học
Luật Luật Giáo dục đại học có 12 Chương, 73 Điều, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Luật quy định bốn vấn đề mới cơ bản, gồm: phân tầng đại học, xã hội hóa giáo dục đại học, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và kiểm soát chất lượng đào tạo. Trong đó, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là vấn đề được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các quy định của Luật.
Luật Giáo dục đại học có các điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Thay vì quy định chương trình khung như trước đây, Luật Giáo dục đại học quy định về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng.
Theo Luật, kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí được các cấp có thẩm quyền quy định.
Góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia
Với năm Chương, 50 Điều, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia. Việc ban hành Luật cũng là hành động thực hiện cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh chống lại hoạt động rửa tiền.
Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền. Các quy định của Luật cũng áp dụng đối với việc phòng, chống hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
Về nhận biết khách hàng, Luật Phòng, chống rửa tiền có quy định cụ thể các trường hợp tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan, phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng.
Đồng thời, Luật cũng quy định tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong suốt thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng, bảo đảm các giao dịch khách hàng thực hiện phù hợp với thông tin đã biết về khách hàng, về hoạt động kinh doanh, rủi ro, nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ngân hàng
Luật Bảo hiểm tiền gửi có bảy Chương, 39 Điều được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Luật xác định rõ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
Để khắc phục những hạn chế trong quy định về chủ thể được bảo hiểm tiền gửi, Luật quy định chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm tiền gửi của hộ gia đình tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Luật cũng giao cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chức năng giám sát từ xa trên cơ sở các thông tin nhận được từ Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện, báo cáo Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng, những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng.
Đồng thời, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hay tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.
Điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam
Với năm Chương, 43 Điều, Luật Quảng cáo quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo.
Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định trong Luật bao gồm thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới sáu tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo; thuốc kê đơn, thuốc được cơ quan Nhà nước khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động bạo lực; súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao.
Nghĩa vụ của người quảng cáo được quy định trong luật, ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết, trung thực, chính xác, còn phải cung cấp các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo; đồng thời phải chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
Về việc phân định trách nhiệm đối với sản phẩm quảng cáo, Luật quy định người quảng cáo không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện mà còn phải liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Luật Giá gồm năm Chương, 48 Điều. So với Pháp lệnh Giá, Luật Giá có điểm mới là quy định chế độ phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch, hạn chế thị trường ngầm, tạo ra sự đồng thuận chung trong xã hội về chủ trương quản lý, điều hành giá để có những phản ứng tâm lý tích cực của người tiêu dùng.
So với Pháp lệnh Giá, Luật Giá cũng đã quy định rõ về nghĩa vụ niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để quy định này đi vào cuộc sống.
Luật cũng quy định cụ thể các tiêu chí để xác định thu hẹp phạm vi định giá của Nhà nước, bảo đảm để Nhà nước chỉ định giá trong phạm vi chủ yếu đối với hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước; hàng hóa, dịch vụ công. Điểm rất mới trong Luật là giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đó cũng phải nhất quán theo nguyên tắc thị trường. Các chính sách an sinh xã hội phải được xử lý bằng các chính sách khác.
Thể chế hóa đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước về tài nguyên nước
So với Luật Tài nguyên nước hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung 39 Điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 40 Điều. Luật có 10 Chương, 79 Điều, quy định rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà còn bao gồm cả sông, suối, hồ chứa... để tránh bỏ sót đối tượng quản lý; bổ sung quy định một số dự án liên quan đến khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm đề cao trách nhiệm, minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện dự án.
Luật cũng quy định phân loại lưu vực sông, nguồn nước làm căn cứ phân công, phân cấp quản lý và bổ sung quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.
Luật còn bổ sung quy định về quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, chiến lược tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương. Đồng thời, Luật cũng bổ sung quy định trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; quy định điều kiện của đơn vị thực hiện điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
Luật Giám định tư pháp được thiết kế tám Chương với 46 điều quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Về phạm vi giám định tư pháp, Luật có mở rộng hơn so với quy định của Pháp lệnh.
Theo quy định của Luật, đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền tự yêu cầu giám định tư pháp sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Quy định này của Luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là bước tiến đáng kể trong hoạt động tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp, tăng cường dân chủ hóa hoạt động tố tụng, góp phần mở rộng quyền tự do dân chủ của công dân, hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị
Với năm Chương, 41 điều, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật; nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật chung cho công dân và cho một số đối tượng đặc thù.
Luật quy định Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp. Luật giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Luật lấy ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nhân. Đây là ngày Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của Việt Nam
Luật Biển Việt Nam có bảy Chương và 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Nhà nước phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khuyến khích việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển; khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển.
Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương./.
Tạo hành lang pháp lý cho Công đoàn thực hiện tốt các chức năng Luật định
Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Luật gồm sáu Chương, 33 Điều, tăng hai Chương và 14 Điều so với Luật công đoàn hiện hành.
Ngoài các nội dung cơ bản của Luật Công đoàn hiện hành được giữ lại, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới chủ yếu liên quan đến việc quy định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, những bảo đảm cho Công đoàn hoạt động và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn.
Một nội dung quan trọng của Luật là xác định rõ địa vị pháp lý của Công đoàn, tạo cơ sở cho việc quy định cụ thể các quyền và trách nhiệm theo lĩnh vực hoạt động của Công đoàn, tạo hành lang pháp lý cho Công đoàn thực hiện tốt các chức năng luật định.
Luật cũng quy định những nội dung liên quan đến việc xác định nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn và trách nhiệm của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua việc ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giáo dục đại học
Luật Luật Giáo dục đại học có 12 Chương, 73 Điều, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Luật quy định bốn vấn đề mới cơ bản, gồm: phân tầng đại học, xã hội hóa giáo dục đại học, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và kiểm soát chất lượng đào tạo. Trong đó, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là vấn đề được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các quy định của Luật.
Luật Giáo dục đại học có các điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Thay vì quy định chương trình khung như trước đây, Luật Giáo dục đại học quy định về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng.
Theo Luật, kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí được các cấp có thẩm quyền quy định.
Góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia
Với năm Chương, 50 Điều, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia. Việc ban hành Luật cũng là hành động thực hiện cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh chống lại hoạt động rửa tiền.
Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền. Các quy định của Luật cũng áp dụng đối với việc phòng, chống hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
Về nhận biết khách hàng, Luật Phòng, chống rửa tiền có quy định cụ thể các trường hợp tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan, phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng.
Đồng thời, Luật cũng quy định tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong suốt thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng, bảo đảm các giao dịch khách hàng thực hiện phù hợp với thông tin đã biết về khách hàng, về hoạt động kinh doanh, rủi ro, nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ngân hàng
Luật Bảo hiểm tiền gửi có bảy Chương, 39 Điều được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Luật xác định rõ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
Để khắc phục những hạn chế trong quy định về chủ thể được bảo hiểm tiền gửi, Luật quy định chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm tiền gửi của hộ gia đình tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Luật cũng giao cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chức năng giám sát từ xa trên cơ sở các thông tin nhận được từ Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện, báo cáo Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng, những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng.
Đồng thời, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hay tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.
Điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam
Với năm Chương, 43 Điều, Luật Quảng cáo quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo.
Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định trong Luật bao gồm thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới sáu tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo; thuốc kê đơn, thuốc được cơ quan Nhà nước khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động bạo lực; súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao.
Nghĩa vụ của người quảng cáo được quy định trong luật, ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết, trung thực, chính xác, còn phải cung cấp các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo; đồng thời phải chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
Về việc phân định trách nhiệm đối với sản phẩm quảng cáo, Luật quy định người quảng cáo không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện mà còn phải liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Luật Giá gồm năm Chương, 48 Điều. So với Pháp lệnh Giá, Luật Giá có điểm mới là quy định chế độ phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch, hạn chế thị trường ngầm, tạo ra sự đồng thuận chung trong xã hội về chủ trương quản lý, điều hành giá để có những phản ứng tâm lý tích cực của người tiêu dùng.
So với Pháp lệnh Giá, Luật Giá cũng đã quy định rõ về nghĩa vụ niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để quy định này đi vào cuộc sống.
Luật cũng quy định cụ thể các tiêu chí để xác định thu hẹp phạm vi định giá của Nhà nước, bảo đảm để Nhà nước chỉ định giá trong phạm vi chủ yếu đối với hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước; hàng hóa, dịch vụ công. Điểm rất mới trong Luật là giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đó cũng phải nhất quán theo nguyên tắc thị trường. Các chính sách an sinh xã hội phải được xử lý bằng các chính sách khác.
Thể chế hóa đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước về tài nguyên nước
So với Luật Tài nguyên nước hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung 39 Điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 40 Điều. Luật có 10 Chương, 79 Điều, quy định rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà còn bao gồm cả sông, suối, hồ chứa... để tránh bỏ sót đối tượng quản lý; bổ sung quy định một số dự án liên quan đến khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm đề cao trách nhiệm, minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện dự án.
Luật cũng quy định phân loại lưu vực sông, nguồn nước làm căn cứ phân công, phân cấp quản lý và bổ sung quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.
Luật còn bổ sung quy định về quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, chiến lược tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương. Đồng thời, Luật cũng bổ sung quy định trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; quy định điều kiện của đơn vị thực hiện điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
Luật Giám định tư pháp được thiết kế tám Chương với 46 điều quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Về phạm vi giám định tư pháp, Luật có mở rộng hơn so với quy định của Pháp lệnh.
Theo quy định của Luật, đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền tự yêu cầu giám định tư pháp sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Quy định này của Luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là bước tiến đáng kể trong hoạt động tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp, tăng cường dân chủ hóa hoạt động tố tụng, góp phần mở rộng quyền tự do dân chủ của công dân, hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị
Với năm Chương, 41 điều, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật; nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật chung cho công dân và cho một số đối tượng đặc thù.
Luật quy định Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp. Luật giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Luật lấy ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nhân. Đây là ngày Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của Việt Nam
Luật Biển Việt Nam có bảy Chương và 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Nhà nước phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khuyến khích việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển; khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển.
Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương./.
Theo Phúc Hằng (TTXVN)
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/10-luat-se-co-hieu-luc-thi-hanh-ke-tu-ngay-112013-20121225062314926ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,283.70 | 4,863.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,385.50 | 3,985.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,072.90 | 12,772.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,717.30 | 1,367.30 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 193
- Truy cập hôm nay: 1665
- Lượt truy cập: 8602035