Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của QH tổ chức tại TP.HCM ngày 18-12.
Nhìn đâu cũng thấy lãng phí
Tờ trình của Bộ Tài chính cho thấy việc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã thu được kết quả đáng khích lệ về tiết kiệm. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí chưa ngăn chặn được, vẫn xảy ra trên nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt là quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước còn nhiều hạn chế, thất thoát, lãng phí xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu tư. Lãng phí còn xảy ra trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại DN; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân...
Theo các đại biểu, tình trạng lãng phí hiện nay đang tràn lan, ai cũng thấy nhưng trong các báo cáo thì chưa thấy ai bị chế tài, xử lý trách nhiệm gì vì để xảy ra lãng phí. Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển cho rằng không khó để nhìn thấy sự lãng phí.
Ví dụ như khi tổ chức cuộc họp, suất ăn của đại biểu quy định là 100.000 đồng mà anh quyết lên 120.000 đồng thì đấy cũng là lãng phí; hay quy định tiêu chuẩn anh được mua xe 900 triệu đồng nhưng anh lại mua xe lên tới 1,1-1,2 tỉ đồng… Một đại biểu còn kể câu chuyện có nơi giám sát tiết kiệm điện bằng cách cứ mỗi máy lạnh được gắn với một công-tơ điện!
Nhiều đại biểu cho rằng cần sửa Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng bổ sung các chế tài cụ thể đối với hành vi gây thất thoát, lãng phí. Ảnh: N.NAM
Luật trên giấy vì thiếu chế tài
Đánh giá Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005, nhiều đại biểu nhận xét luật này chưa đi vào cuộc sống, còn nặng tính hình thức… Theo ông Phùng Quốc Hiển, có hai nguyên nhân dẫn tới điều này. Thứ nhất là do luật còn bất cập như thiếu chế tài xử lý; thứ hai, nguyên nhân muôn thuở là cơ chế tổ chức thực hiện.
“Ủy ban Thường vụ QH mong muốn luật này được xem xét sửa đổi toàn diện, tập trung vào những lĩnh vực còn lãng phí lớn như giáo dục, y tế, DNNN, đầu tư xây dựng cơ bản. Chúng ta cũng cần tránh trùng lắp luật khác vào luật này, hay nói nôm na là “chụp ảnh” lại những điều đã quy định ở luật khác vào. Tránh việc nói dài, thà nói ngắn mà đi vào cụ thể còn hơn nói dài mà không đi vào cuộc sống dù ai nghe cũng thuận tai” - ông Hiển cho hay.
“Bao giờ cuộc họp HĐND tỉnh cũng nóng vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản và quy hoạch đất đai. Thế nhưng chẳng ai có khuyết điểm, chịu trách nhiệm về vấn đề này. Do đó làm sao sửa luật phải khắc phục được vấn đề này. Để luật sửa đổi có hiệu quả, tôi đề nghị dứt khoát phải có báo cáo tổng kết, đi sâu vào khu vực công, nơi nào nhạy cảm nhất, lãng phí nhất phải được chỉ ra để luật hóa thành những chế định cụ thể” - bà Võ Thị Hồng Thoại, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Bạc Liêu, góp ý.
Ngăn chặn từ khâu xét duyệt
12.588 tỉ đồng (số tròn) là tổng số tiền các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đăng ký tiết kiệm do tiết giảm chi phí năm 2012. (Trích tham luận của TS Vũ Nhữ Thăng, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính) |
Dự án luật sửa đổi lần này có 13 nội dung mới, trong đó đáng chú ý là bổ sung yêu cầu công khai trong quản lý ngân sách Nhà nước, vốn, tài sản, lao động…; bổ sung trách nhiệm giải trình trước cơ quan chức năng và trước công luận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; bổ sung quy định về phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí…
Theo TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn đại biểu QH TP.HCM, luật sửa đổi nên tập trung vào việc tạo những cơ chế để phát hiện lãng phí, đồng thời chế tài phải nặng hơn chế tài trong Luật Cán bộ, công chức thì mới mang tính răn đe.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM, cũng cho rằng điều quan trọng là phải tìm cho ra căn nguyên, nguồn cội của lãng phí và giải quyết vấn đề đó như thế nào. “Phải ngăn chặn nguy cơ lãng phí từ khâu xét duyệt kế hoạch ngân sách, tức ngăn chặn từ gốc chứ không phải từ ngọn là cơ quan sử dụng đồng tiền đó. Nếu anh xét duyệt dễ dãi để xảy ra lãng phí thì phải chịu trách nhiệm” - ông Điện nhấn mạnh.
Khu vực nhà nước phải làm gương Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì khu vực nhà nước phải làm gương cho khu vực tư nhân. Chúng ta phải quản lý từ gốc nguồn tiền làm phát sinh chi tiêu lãng phí. Còn khu vực tư nhân phải cân nhắc thêm bởi dư luận sẽ thắc mắc là các DNNN còn chưa làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý tài sản Nhà nước thì nói gì đến các DN và cá nhân khác trong xã hội. TS TRẦN VĂN,Phó Chủ nhiệm Ủy ban TCNS |
Theo Nhẫn Nam
Phapluat TPHCM
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/lang-phi-con-te-hai-hon-tham-nhung-tieu-cuc-2012121907351644ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,531.50 | 5,031.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,597.60 | 4,097.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,686.90 | 13,186.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,748.50 | 1,348.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 158
- Truy cập hôm nay: 6478
- Lượt truy cập: 8833800