Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Tiền đề trở thành nước công nghiệp: Cải cách thể chế
2012-10-25 15:43:07

 

Nhiều vấn đề trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã được bàn luận và làm rõ tại Hội thảo Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại vừa được tổ chức tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh tham dự và chủ trì Hội thảo.

Vấn đề cũ nhưng luôn mới

 

Khẳng định đây là vấn đề không mới, Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho biết, đây là chuyên đề đặt bài của Hội đồng Lý luận Trung ương. Dự kiến tháng 12 năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình chuyên đề này trước Ban bí thư và Bộ Chính trị.

 

Thứ trưởng cũng cho hay, Chiến lược 1011-2020 đã đưa ra những tiêu chí để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì thế, nhiệm vụ của Hội thảo hôm nay là phải làm rõ và tăng thêm luận cứ, rà soát lại cách tiếp cận của việc xây dựng các tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, xem xét đến năm 2020, Việt Nam có khả năng đạt được các tiêu chí đó không? Thách thức thế nào? Và có thể đề xuất những giải pháp phù hợp, cụ thể, mang tính đột phá.

 

Theo GS. Nguyễn Văn Đặng, thành viên Hội Lý luận Trung ương cho biết, thực ra vấn đề tiêu chí nước công nghiệp hiện đại đã được nêu ra từ 20 năm trước, tại Hội nghị Trung ương 7, khóa VII. Tuy nhiên, 4 năm sau, vấn đề này mới được cụ thể trong văn kiện Đại hội Đảng. Đại hội Đảng VIII xác định, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.

 

“Từ Đại hội Đảng IX, X, XI, thì câu chữ đầy đủ là đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, GS. Đặng cho hay.

 

Việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tổng hợp tiêu chí là rất cần thiết, nhưng, theo GS. Đặng, cần phải tập trung hơn nữa vào việc dự báo chuyên sâu hơn các ngành, các lĩnh vực.

Cụ thể, đến năm 2020, các ngành phải đạt đến chỉ tiêu nào? Cần phải tính toán xem sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực sẽ là bao nhiêu phần trăm.

 

Trong 3 năm 2008-2010, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng khóa XI, nước ta đã xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu, được ghi rõ trong Chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020. Đó chính là hệ thống chỉ tiêu để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, trong chuyên đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên tập trung làm rõ những luận cứ xây dựng các tiêu chí đã được xác định trong Chiến lược.

 

Một câu hỏi đặt ra cần được giải đáp đó là, đến năm 2020, liệu chúng ta có thể hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra hay không?

 

Sao lại cứ phải chọn con đường riêng?

 

Đồng tình với phần nhiều các nội dung trong chuyên đề, nhưng GS.TS Nguyễn Quang Thái tâm huyết: “Giờ Việt Nam đang hội nhập rồi, chúng ta không thể mãi tư duy theo kiểu một mình một đường đi không giống ai nữa. Sao thế giới cứ chọn đi đường thẳng, trong khi Việt Nam cứ phải đi tìm một con đường quanh co, khó khăn.”

 

Theo GS. Nguyễn Quang Thái, hiện nay thế giới chia thành 3 loại tiêu chí để xác định nước công nghiệp: (1) Nhóm các nước tăng trưởng dựa vào yếu tố đầu vào với thu nhập bình quân đầu người từ 2.000 USD trở xuống, yếu tố đổi mới công nghệ: 5%. Và Việt Nam nằm trong nhóm này; (2) Nhóm quá độ, tăng trưởng dựa vào hiệu quả của nguồn lực, thu nhập bình quân đầu người từ 3.000-9.000 USD; đổi mới công nghệ: 10%.

 

Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia nằm trong nhóm này; (3) Nhóm nước phát triển dựa trên tiến bộ công nghệ, với bình quân đầu người đạt trên 17.000 USD, đổi mới công nghệ đạt: 30%. Các nước G8 nằm trong nhóm này.

 

Vị chuyên gia này cũng lo ngại rằng, nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược 10 năm 2011-2020 không thể đạt được, bởi “đó là chỉ tiêu trong mơ”. Do vậy, cần phải nhìn lại mình, phải tôn trọng sự thật và phải đưa ra những cách làm mới, đột phá.

 

Còn TS. Trần Ðình Thiên cho rằng, cần phải xác định rõ đưa những tiêu chí này để làm cái gì? Và, đã đặt mục tiêu cho một nước công nghiệp, thì cần phải có tiêu chí rõ ràng, công khai.

“Tiêu chuẩn phải theo đúng kiểu của thế giới, không phải xác định tiêu chí, vì ta đi sau”, ông Thiên thẳng thắn.

 

Việc cần làm ngay: Cải cách thể chế

GS. Nguyễn Quang Thái chỉ rõ, các chỉ tiêu chúng ta xây dựng thiếu một yếu tố quan trọng, tiên quyết đó là Thể chế.

 

“Trong điều kiện thể chế như thế nào thì mới thực hiện được những chỉ tiêu này. Chứ cứ mãi Vinashin là chủ đạo thì dù chúng ta có thay đổi quản trị, cách làm thì rốt cuộc vẫn như thế này mà thôi!”, GS. Thái cảm khái.

 

GS. Thái dự báo, đến năm 2050, Việt Nam mới có thể cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Đồng tình với GS. Nguyễn Quang Thái, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, việc cần phải làm là phải xác định chuẩn mực thể chế. Việt Nam đã hội nhập, vì vậy cần phát triển theo hướng toàn cầu hóa, theo xu thế thời đại, tuân thủ hệ thống nguyên tắc toàn cầu. “Điều quan trọng là chúng ta phải “yêu” thị trường chứ đừng ghét nó”, TS. Thiên ví von.

 

Ông Thiên cũng cho rằng, năm 2050, Việt Nam mới có thể cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Bên cạnh vấn đề cải cách thể chế, các đại biểu cũng băn khoăn về vấn đề xác định nguồn lực?

Nhấn mạnh vào vấn đề nguồn lực, GS. Đặng đề nghị Tổ xây dựng chuyên đề cần phải phân tích sâu về vấn đề này.

 

“Cần tìm hiểu xem có phát sinh những nguồn lực mới hay không? Những nguồn lực nào còn, những nguồn lực nào mất đi?”, vị chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực này khuyến nghị.

Bên cạnh đó, vị giáo sư này cũng lo lắng, liệu chúng ta có tụt hậu hay không trong tầm nhìn đến năm 2030? Vì thế, ông mong muốn, Việt Nam nên tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nền kinh tế tri thức. Đặc biệt, phải xác định việc lựa chọn công nghệ gì để phát triển, từ đó lựa chọn đối tác phù hợp.

 

Chỉ ra rằng, khâu yếu nhất của chúng ta hiện nay là cán bộ, GS. Đặng cảnh báo, nếu không có cơ chế cạnh tranh cán bộ, chúng ta sẽ không có sự phát triển.

 

“Điều đáng buồn là người sử dụng cán bộ không được chọn, cũng không được trả lương nên chất lượng cán bộ ngày càng thấp, không đáp ứng yêu cầu đề ra”, ông Đặng chỉ rõ.

 

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Cao Viết Sinh nhấn mạnh, đây là đề bài khó. Bởi, chuyên đề này không chỉ giải quyết cho những vấn đề trước mắt mà còn tạo tiền đề cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Vì thế, Thứ trưởng Sinh đề nghị hoãn việc trình Ban Bí thư và Bộ Chính trị chuyên đề “Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại” đến giữa năm 2013.

Trí An

 

 

Theo TTVN

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tien-de-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-cai-cach-the-che-20121025092623432ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,279.204,859.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,375.203,975.20
100g ABC Bullion Bar
14,032.5012,732.50
1kg ABC Bullion Silver
1,697.001,347.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 331
  • Truy cập hôm nay: 5455
  • Lượt truy cập: 8605825