Chiều 17-10, trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ xung quanh việc Ban Chấp hành trung ương Đảng đã xem xét và quyết định thành lập Ban Kinh tế trung ương theo đề nghị của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Viết Thông (tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương) cho biết:
Trước đây đã có Ban Kinh tế trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Sau đó, khi thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương 4 (khóa X) về “Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”, Ban Kinh tế trung ương được sáp nhập vào Văn phòng Trung ương Đảng, thành một Vụ Kinh tế trong văn phòng.
Qua thực tiễn nhiều năm cho thấy Vụ Kinh tế mặc dù đã làm được một số việc, nhưng với cấp vụ thì bộ máy không đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ tham mưu chiến lược. Từ thực tế làm chưa tốt đó, thấy cần thiết tái lập Ban Kinh tế trung ương, ở đây một trong những lý do quan trọng nhất là để thực hiện tốt hơn chức năng tham mưu mà cấp vụ không đủ sức làm.
"Ban Kinh tế trung ương lần này nên tập trung đi sâu thực hiện chức năng thẩm định, kiểm tra của mình đối với các chủ trương lớn về phát triển kinh tế, có ảnh hưởng đến đông đảo người dân" Ông Nguyễn Viết Thông |
Việc thành lập Ban Kinh tế trung ương lần này sẽ có gì mới so với trước đây?
- Hiện nay Ban Chấp hành trung ương mới thông qua chủ trương, còn chức năng, nhiệm vụ của Ban Kinh tế trung ương lần này như thế nào thì phải có đề án để Bộ Chính trị xem xét, thông qua. Nghĩa là hiện nay mới có chủ trương, các vấn đề cụ thể khác đều chưa có quyết định chính thức.
Theo tôi, trước hết Ban Kinh tế trung ương lần này phải kế thừa các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trước đây. Cụ thể như chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hóa đường lối của Đảng về kinh tế - xã hội; chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực kinh tế - xã hội; thẩm định các đề án về kinh tế - xã hội trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư...
Bên cạnh đó, để hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, Ban Kinh tế trung ương lần này nên tập trung đi sâu thực hiện chức năng thẩm định, kiểm tra của mình đối với các chủ trương lớn về phát triển kinh tế, có ảnh hưởng đến đông đảo người dân. Tất nhiên đã gọi là tham mưu thì phải xem xét vấn đề mà các cơ quan nhà nước trình ra đã đúng chưa và đề xuất ý kiến của mình.
Liệu việc lập lại Ban Kinh tế trung ương lần này có tạo ra sự chồng chéo trong hoạt động với các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ, ví dụ như Ủy ban Kinh tế của Quốc hội?
- Theo tôi, chức năng, nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương Đảng và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khác nhau hoàn toàn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có chức năng thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, rồi giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội có liên quan... Còn Ban Kinh tế trung ương là cơ quan tham mưu về mặt đường lối, quan điểm..., như vậy sẽ không có sự trùng giẫm gì cả.
Sau khi Ban Chấp hành trung ương có chủ trương, lộ trình tiếp theo sẽ như thế nào?
- Tất nhiên các công việc phải theo đúng quy trình và đảm bảo chất lượng, nhưng tôi nghĩ là lộ trình sẽ nhanh. Nếu như các công việc liên quan đến chủ trương thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư làm trưởng ban, cần phải chờ sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng, thì ở đây trung ương đã quyết định thành lập Ban Kinh tế trung ương và thẩm quyền tiếp theo là của Bộ Chính trị.
Ông Phạm Văn Dương (vụ trưởng Vụ Tổ chức điều lệ, Ban Tổ chức trung ương): Nâng tầm hoạt động Những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc của Ban Kinh tế trung ương thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Bên cạnh các chức năng, nhiệm vụ cần thiết có sự kế thừa trước đây, Ban Kinh tế trung ương lần này dự kiến có những điểm khác, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay thì phải nâng tầm lên. Cùng với việc tham mưu chiến lược những vấn đề kinh tế - xã hội, một trong những chức năng của Ban Kinh tế trung ương là chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu các vấn đề về quan hệ sản xuất, một số đề án về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế và về phát triển lực lượng sản xuất. |
Theo VÕ Văn Thành
Tuoitre
http://cafef.vn/20121018101335613CA33/tham-muu-cho-dang-ve-kinh-te.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,555.60 | 5,085.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,617.60 | 4,127.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,751.20 | 13,251.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,753.20 | 1,353.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 179
- Truy cập hôm nay: 318
- Lượt truy cập: 8840044