Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam: Thuế suất không cao nhưng bất cập
2012-09-25 13:27:59

Là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thuế, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nhìn nhận thuế ở Việt Nam không cao so với bình quân trên thế giới nhưng một số sắc thuế còn những bất cập khiến vẫn bị nhìn nhận là cao.

 

PHÓNG VIÊN: - Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí chiếm 26,3% GDP hay khoảng 21,6% GDP (nếu trừ dầu thô). Con số này được nhìn nhận là rất cao so với các nước trong khu vực. Ở góc độ là chuyên gia ngành thuế, bà nhìn nhận ra sao về điều này?

Bà NGUYỄN THỊ CÚC: - Muốn nói thuế của Việt Nam cao hay thấp, chúng ta phải có một mặt bằng để so sánh. Tỷ lệ thuế, phí đó so với GDP nhưng nó có phải hoàn toàn huy động từ nguồn lực DN hay không thì phải bàn lại. Thí dụ, Quảng Ninh, Đà Nẵng có đất và cắt đất đi để đổi lấy công trình, hạ tầng thì nguồn thu đấy là do nguồn lực từ đất đai và có tiền từ tiền sử dụng đất chứ không phải từ DN.

Do vậy, nếu chỉ so sánh đơn thuần là số thu ngân sách và tính trên GDP và bảo đó là tỷ lệ động viên từ DN là chưa chính xác vì phải tách ra phần đất. Thứ hai, thu từ dầu thô chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách. Dầu thô cũng là nguồn lực của DN làm nên nhưng có yếu tố khác vì đó là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

Do đó, chúng ta phải phân tích số thu một cách cụ thể: số thu tổng thể, số thu trừ đất đai và dầu khí, từ đó mới có thể so sánh là cao hay thấp trong mặt bằng đó. Chúng ta không thể lấy tổng tỷ lệ của mình so với một nước không có thu về đất, dầu khí được.

 

Bên cạnh đó, chúng ta còn cần phải bàn lại một số vấn đề khác. Chẳng hạn, thứ nhất là số thu về ngân sách. Năm nay, con số được giao là trên 700.000 tỷ đồng. Nếu loại trừ khoảng 130.000 tỷ đồng từ đất đai, dầu thô và 5.000 tỷ đồng từ viện trợ cùng một số khoản thu khác sẽ ra một con số thu ngân sách và từ đó tính toán tỷ lệ, thuế, phí ra sao. Thứ hai là về số liệu GDP của Việt Nam đã chính xác chưa.

Tôi cho rằng chưa thể hoàn toàn tin tưởng vào con số công bố bởi có rất nhiều địa phương tốc độ tăng GDP rất cao nhưng GDP bình quân của cả nước lại tăng thấp hơn rất nhiều. Rõ ràng điều đó cho thấy cách tính GDP đang có vấn đề, chưa đạt được độ tin cậy cao. Thực ra nếu chúng ta loại trừ thu từ đất, dầu thô thì tỷ lệ này chỉ chiếm 14% thôi. Có thể so với một số nước tỷ lệ này vẫn cao hơn nhưng vấn đề là mặt bằng so sánh như thế nào, họ có loại trừ số thu nào không. Với tỷ lệ này, tôi khẳng định rằng không phải là cao.

- Bà cho rằng thuế suất của Việt Nam không cao nhưng lại là người tích cực ủng hộ giảm thuế thu nhập DN từ 25% xuống còn 20% (trong khi lộ trình của Bộ Tài chính muốn đưa ra là từ 25% xuống còn 22-23%, sau đó mới là 20%). Liệu điều này có mâu thuẫn?

- Theo quan điểm của tôi, giảm thuế suất xuống 20% chưa chắc đã giảm số huy động vào ngân sách. Trước kia, thuế suất thuế thu nhập DN của chúng ta là 32% sau đó giảm xuống 28% và 25% nhưng tổng thu về thuế này lại càng ngày càng tăng.

Như vậy không phải giảm thuế suất là giảm thu. Bởi khi đưa ra một chính sách phù hợp thì DN có vốn để lại và tiếp tục đầu tư từ đó tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.

- Thuế suất 25% tương đồng với nhiều nước không?

- 25% không phải là mức thuế suất cao so với nhiều nước và bình quân thế giới, Trung Quốc cũng có thuế suất 25%.  Còn nếu so với Singapore, Hồng Công - 2 nơi được coi là thiên đường nộp thuế - thì Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên trong chiến lược cải cách thuế đến 2020 có lộ trình đưa thuế suất xuống 20%, trong đó có thể năm 2015 xuống 22-23%.

Nhưng tôi cho rằng nếu chúng ta giảm thuế đột biến từ 25% hiện nay xuống 20% vào năm 2015 cũng là phù hợp và có thể thu hút được đầu tư.

- Như bà nói, thuế suất Việt Nam không cao nhưng có một thực tế là DN Việt Nam đang phải chịu rất nhiều khoản chi phí vô hình khác nhưng không được đưa vào tính thuế, thậm chí cả những khoản để bôi trơn bộ máy công quyền. Điều này đã khiến thuế suất hiện nay vẫn được nhìn nhận là cao. Bà nghĩ sao về điều này?

- Loại trừ chi phí bôi trơn thì sắc thuế thu nhập DN vẫn còn những bất cập. Sự bất cập nằm ở chỗ chi phí tính thuế theo quy định của luật thuế với chi phí thực tế của DN còn có khoảng cách. Thí dụ như chi phí lãi vay, DN có thể vay của các đối tượng khác nhưng quy định chi phí lãi vay bị khống chế 1,5 lần so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố; hay như chi phí hoa hồng môi giới hiện nay đang khống chế là 10% với DN cũ và 15% với DN mới...

Tôi thấy rằng có những chi phí mà chúng ta chấp nhận được trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nên cho DN đưa vào. Chẳng hạn, hiện thực tế có những chi phí như hỗ trợ cho các cơ quan đoàn thể như chi cho đại hội đoàn thanh niên nhưng lại không có quy định nào trong khi thực tế DN vẫn phải phát sinh. Khi tính thuế khoản này bị loại ra là không hợp lý. Có một số khoản chi phí khác cũng cần phải có sự cân nhắc lại để làm thế nào minh bạch, hợp lý hơn.

- Xin cảm ơn bà.

Theo Ngọc Quang

Sài Gòn Đầu tư

http://cafef.vn/20120925072936424CA33/chu-tich-hoi-tu-van-thue-viet-nam-thue-suat-khong-cao-nhung-bat-cap.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,563.805,093.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,624.404,134.40
100g ABC Bullion Bar
14,773.1013,273.10
1kg ABC Bullion Silver
1,754.801,354.80
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 237
  • Truy cập hôm nay: 2230
  • Lượt truy cập: 8841956