Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Các công ty xây lắp viễn thông phản ứng ra sao trong bối cảnh ngành phân mảnh và suy thoái
2012-05-19 08:44:45

Xây lắp công trình bưu chính viễn thông là một phân ngành trong nhóm ngành xây dựng. Đây là phân ngành có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên kết cấu hạ tầng, tài sản cố định cho ngành viễn thông và bưu điện. Khách hàng của ngành phần lớn là các đơn vị viễn thông và bưu điện các tỉnh thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Những công ty ban đầu của ngành phần lớn được thành lập bởi Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam và Công ty công trình Viettel là công ty thành viên của Tập đoàn Viettel. Tuy nhiên, những năm gần đây, có sự gia tăng đáng kể của các công ty tư nhân tham gia vào ngành khiến cho cạnh tranh trong ngành ngày càng tồi tệ hơn.

Ngành dịch vụ xây lắp viễn thông là một ngành phân mảnh

Ngoài Công ty Công trình Viettel có quy mô doanh số tương đối lớn, ngành xây lắp công trình viễn thông được xem là một ngành phân mảnh vì thực sự nó không có những doanh nghiệp đủ mạnh thống lĩnh thị trường này.

- Sự phân mảnh của ngành bắt nguồn từ chính sách của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đối với lĩnh vực xây lắp công trình viễn thông. Thay vì thành lập một tổng công ty quản lý hoạt động xây lắp trên toàn quốc, VNPT chủ trương thành lập tại mỗi tỉnh, thành phố ít nhất một đơn vị có chức năng thi công, xây lắp công trình. Đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số lượng công ty xây lắp trực thuộc VNPT có thể lên tới gần chục công ty. Với điều kiện đó, đa số các công ty xây lắp trực thuộc VNPT hoạt động trong phạm vi hẹp và chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong ngành. Theo bản cáo bạch của Công ty cổ phần HACISCO, khối xây lắp của VNPT hiện bao gồm 3 thành viên của Tổng Công ty và khoảng 55 công ty xây lắp thuộc các bưu điện tỉnh, thành phố.

- Rào cản gia nhập ngành thấp làm tăng thêm sự phân mảnh của ngành: Bên cạnh các công ty xây lắp do VNPT và Viettel thành lập, những năm gần đây, hàng loạt các công ty tư nhân đã gia nhập ngành khi những người có thế lực trong ngành viễn thông thành lập các công ty xây lắp sân sau trong bối cảnh hàng rào gia nhập ngành thấp do đòi hỏi vốn đầu tư thấp và sử dụng lao động thủ công. Với rào cản gia nhập ngành thấp, các công ty mới gia nhập sẵn sàng đấu thầu với giá thấp hơn để nhận được công trình. Điều này dẫn đến biên lợi nhuận của ngành ngày càng suy giảm.

- Mối quan hệ với người lãnh đạo của khách hàng tại địa phương là rất quan trọng để có được hợp đồng xây lắp: Văn hoá của người Việt Nam nói chung và đặc thù ngành xây lắp viễn thông cho thấy việc duy trì mối quan hệ tốt với người lãnh đạo của khách hàng tại địa phương rất quan trọng và một khi được thiết lập thì nó tạo nên sự trung thành của khách hàng. Những yếu tố này khiến cho các công ty ở trên các địa bàn khác rất khó có thể thâm nhập và cạnh tranh để giành được hợp đồng trên địa bàn một tỉnh nhất định.

Ngành bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái

Hiện nay, hệ thống hạ tầng viễn thông và bưu điện đã cơ bản được xác lập đồng bộ trên cả nước, do đó, nhu cầu đầu tư mới khá hạn chế, mà chủ yếu là đầu tư thay thế hoặc bảo trì thiết bị. Điều này khiến cho nhu cầu về dịch vụ xây lắp viễn thông bắt đầu suy giảm.

Bảng 1: Doanh thu của 10 công ty trong ngành

Đơn vị tính: tỷ đồng

 

Như chúng ta thấy, doanh thu của ngành bắt đầu suy giảm từ năm 2010. Doanh thu của 10 công ty trong ngành sụt giảm 7,7% trong năm 2010 và tiếp tục sụt giảm mạnh 17,2% trong năm 2011. So với năm 2009, doanh thu của 10 công ty này giảm tới 656 tỷ đồng. Sự sụt giảm doanh số giai đoạn 2010 – 2011 báo hiệu ngành bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái.

Các công ty trong ngành phần lớn nhận thức rõ được đây không phải là một sự suy giảm tạm thời mà là một sự suy giảm trong dài hạn quy mô thị trường. Điều này được thể hiện qua những tín hiệu cụ thể của đa số các công ty trong ngành:

- Đa số các công ty đều thực hiện thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động và tinh giản bộ máy hành chính nhằm tiết giảm chi phí hoạt động.

- Phần lớn các thiết bị và tài sản cố định của các công ty trong ngành đều đã khấu hao hết nhưng có rất ít hoạt động mua sắm thiết bị mới, việc thanh lý tài sản diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó, đa số các công ty trong ngành đều không thực hiện tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu trong giai đoạn này.

Kết hợp của sự phân mảnh và quy mô thị trường suy thoái: Đa số các công ty trong ngành đều có tỷ suất lợi nhuận rất thấp

Trừ Công ty Cổ phần Công trình Viettel, các công ty xây lắp khác đang lâm vào tình trạng sụt giảm doanh số và tỷ suất lợi nhuận thấp.

Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành

 

Như chúng ta thấy, trừ Công ty công trình Viettel, đa số các công ty trong ngành đều có tỷ suất lợi nhuận thấp. Không có một công ty nào (ngoài Công trình Viettel) có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu từ 15% trở lên trong suốt giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy kết quả kinh doanh nghèo nàn của các công ty trong ngành.

- Thứ nhất, việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu ồ ạt của nhiều công ty xây lắp công trình viễn thông giai đoạn 2005 – 2008, cùng với việc gia nhập ngành mới của nhiều công ty tư nhân đã khiến cho năng lực xây lắp dư thừa nghiêm trọng. Do đó, các Công ty xây lắp viễn thông ở vào thế bất lợi trong mặc cả với khách hàng và thường phải chấp nhận mức biên lãi thấp và cho nợ với kỳ hạn dài. Nhiều công ty nhỏ mới gia nhập ngành chấp nhận phá giá thầu thấp để trúng thầu công trình, điều này khiến cho biên lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng.

- Thứ hai, tình trạng phân mảnh thị trường và mỗi công ty chỉ có thị phần nhỏ khiến các công ty trong ngành không thể tận dụng đòn bẩy tài chính để bù vào bất lợi biên lợi nhuận thấp. Hệ số nợ của nhiều doanh nghiệp xây lắp viễn thông rất thấp cho thấy các doanh nghiệp không tìm kiếm được đủ các hợp đồng xây dựng và chấp nhận một kết quả kinh doanh nghèo nàn.

Vượt qua sự phân mảnh thành công: Duy nhất Công ty công trình Viettel

Có lẽ trường hợp duy nhất thành công trong ngành và có lợi nhuận khả quan là Công ty công trình Viettel. Không thực hiện theo mô hình của VNPT, Tập đoàn Viettel thành lập riêng một công ty chuyên ngành xây lắp đảm trách việc thi công các công trình trên toàn quốc, Công ty Công trình Viettel. Với việc ưu tiên dành các công trình xây lắp của Tập đoàn cho công ty, Công ty hoạt động trên phạm vi toàn quốc và vượt qua sự cát cứ phân mảnh, cho phép công ty có thị phần lớn, tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính và đem lại tỷ suất lợi nhuận cao (năm 2010, Công ty này có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lên tới 33%). Hiện nay, Công ty Công trình Viettel có doanh thu và thị phần lớn nhất trong ngành.

Các công ty khác trong ngành cũng đang có những bước đi nhằm khắc phục tình trạng phân mảnh

Một số công ty lớn trong ngành đã nhận biết được những bất lợi của tình trạng cát cứ trong ngành và có một định hướng đúng đắn là sử dụng nguồn lực tài chính dư thừa của mình để mua lại cổ phần của những công ty nhỏ trong ngành để thực hiện hợp nhất thị phần. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn chỉ là manh nha mà chưa thực sự rõ nét và tương lai sẽ chỉ thực sự diễn ra thuận lợi dưới sự hỗ trợ của cổ đông lớn VNPT.

Bảng 3: Đầu tư dài hạn của một số công ty lớn trong ngành

 

Đối phó với sự suy thoái trong ngành: Đa số sự chuyển hướng chiến lược là không thành công

Với việc nhận thức rõ xu hướng suy thoái của ngành là không thể đảo ngược, nhiều công ty trong ngành đang chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực khác, tuy nhiên, đa số các trường hợp chuyển đổi đều chưa đem lại sự chuyển biến tích cực đáng kể nào.

- Một số công ty sử dụng số tiền vốn dư thừa để đầu tư vào một danh mục chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty này thường không thành công và trích lập dự phòng thua lỗ khá lớn. Ví dụ, Công ty cổ phần Viễn Liên cuối năm 2011 có danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn lên tới 89 tỷ đồng, tuy nhiên, đã phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 23 tỷ đồng.

- Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội Hacisco (HAS), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTC) có định hướng chuyển dịch sang kinh doanh bất động sản và kinh doanh thương mại các thiết bị viễn thông, tuy nhiên, vẫn dừng lại ở những bước đi thăm dò.

Việc chuyển đổi sang các ngành kinh doanh khác đòi hỏi một quá trình học hỏi kinh nghiệm do đó, quá trình này diễn ra khá chậm và trong giai đoạn này, các công ty về cơ bản vẫn phải gánh chịu tỷ suất lợi nhuận thấp.

VNPT cần làm gì để giúp các công ty xây lắp thành viên vượt qua sự phân mảnh và đem lại tỷ suất lợi nhuận cao

Để giúp các công ty trong ngành vượt qua tình trạng phân mảnh, VNPT cần chủ động sử dụng tư cách là cổ đông lớn để can thiệp vào quá trình này và phá vỡ sự phân mảnh trong ngành thông qua hợp nhất thị phần. Có hai phương án có thể sử dụng:

- Phương án 1: Cần lựa chọn một hoặc một số công ty con mạnh trong lĩnh vực xây lắp làm cơ sở phát triển theo mô hình tổng công ty, thực hiện chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại những công ty xây lắp nhỏ về cho những công ty chủ lực này nhằm rút bỏ lượng vốn thặng dư đầu tư quá mức trước đây và cho phép các công ty con chủ lực có thị phần hợp nhất đủ lớn để tận dụng được đòn bẩy tài chính và đem lại tỷ suất lợi nhuận cao.

- Phương án 2: Thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất các công ty xây lắp trong tập đoàn để vượt qua sự phân mảnh. Phương án này bên cạnh việc hợp nhất thị phần còn giúp tinh giản bộ máy hành chính và tiết giảm nhiều chi phí liên quan.

Tuấn Dương

Theo TTVN

http://cafef.vn/20120517112918746CA36/cac-cong-ty-xay-lap-vien-thong-phan-ung-ra-sao-trong-boi-canh-nganh-phan-manh-va-suy-thoai.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,193.104,793.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,312.903,922.90
100g ABC Bullion Bar
13,826.3012,676.30
1kg ABC Bullion Silver
1,679.901,329.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 137
  • Truy cập hôm nay: 2179
  • Lượt truy cập: 8609838