Năm 2011, kinh tế thế giới biến biến động khó lường và ở xu hướng xấu đi, đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật. Các thị trường này phải đối mặt với các vấn đề cực kỳ nan giải như khủng hoảng nợ công, kinh tế chững lại, thiên tai….nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng hơn 33% so với năm 2010, đạt trên 96 tỷ USD. Kỳ vọng năm 2012, xuất khẩu sẽ dễ dàng vượt qua con số 100 tỷ USD.
Để đánh giá chính xác hơn về tình hình xuất khẩu hàng hóa năm qua và triển vọng năm tới, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Tất Thắng thuộc Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương).
- Theo ông điểm sáng nhất trong xuất khẩu hàng hóa của nước ta năm qua là gì?
Như chúng ta đều biết, xuất khẩu năm qua đạt kỷ lục cao cả về giá trị lẫn tăng trưởng. Nhiều người cho rằng điểm sáng nhất là giá bán, nhưng theo tôi đó phải là cơ cấu mặt hàng.
Chúng ta đã không còn phụ thuộc vào một số ít mặt hàng như trước đây, mà đã giàn trải sang các nhóm mặt hàng khác nhau, minh chứng là đã có 23 mặt hàng vào câu lạc bộ tỷ USD, từ con số 16 của năm 2010.
Từ chỗ xuất khẩu thô là nhiều, giờ đây nhóm mặt hàng chế biến tăng lên, từ 36% tỷ trọng trong năm 2006 lên trên 40% trong năm 2011.
Tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm sản và thủy sản giảm từ 20,6% xuống còn 18,4% trong năm 2011. Tỷ trọng của nhóm nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 23% năm 2006 xuống 8,3% trong 2010 và giảm tiếp xuống trong năm qua, trong đó dầu thô giảm từ 16,7 triệu tấn xuống hơn 7 triệu tấn, than đá giảm từ 23,9 triệu tấn xuống 19,8 triệu tấn.
Một thành tích quan trọng của xuất khẩu hàng hóa năm qua là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có 1 mặt hàng công nghiệp chế biến xuất siêu đó là hàng dệt may. Năm 2011, mặt hàng này xuất siêu tới 7 tỷ USD.
Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đã có thứ hạng nhất nhì trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… trước nay chưa thể tác động tới giá, thì bắt đầu từ 2010, đặc biệt là 2011, chúng ta bắt đầu có tác động tuy chưa nhiều, trong đó đáng kể là gạo, cà phê , hạt tiêu và thủy sản (cá tra, ba sa).
- Còn về cơ cấu thị trường thì sao, thưa ông?
Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm qua tương đối ổn định và cân đối giữa Mỹ, EU và SNG. Đây là sự cần thiết đảm bảo phân tán rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, điểm mà chúng ta vẫn chưa hài lòng trong suốt 5 năm qua là tập trung quá nhiều vào thị trường châu Á, tới hơn 50%. Thông thường, nếu phụ thuộc vào thị trường nào đó sẽ rất nguy hiểm.
- Nhập siêu năm 2011 đã giảm đáng kể, đó có phải nhờ xuất khẩu kỷ lục?
Tỷ lệ nhập siêu năm 2011 giảm so với những năm trước và giảm so với cả mục tiêu của chính phủ, tạo nên sự cân đối về cán cân thương mại, về nguồn ngoại tệ là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên chúng ta không nên quá mừng vì thực tế giá cả xuất khẩu hàng hóa năm qua cao, tăng nhanh hơn so với giá nhập khẩu. Và đây là nguyên nhân làm giảm nhập siêu, một nguyên nhân hoàn toàn khách quan.
- Trong năm 2012, theo ông xuất khẩu mặt hàng nào sẽ lạc quan nhất?
Tôi cho rằng cơ hội của các mặt hàng là như nhau, trong đó chúng ta vẫn dựa vào thế mạnh là các mặt hàng như dệt may, sắt thép, thủy sản, giày dép, một số nông sản như gạo, cà phê…
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chọn ngành dệt may làm gương để phấn đấu, chuyển dần từ nhập siêu sang cân bằng và tiến tới xuất siêu. Riêng dệt may, tôi cho rằng nhà nước cần có sự khen ngợi và các chế độ để khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục giữ vững xu thế như năm qua.
Riêng mặt hàng cao su, một trong những mặt hàng thế mạnh của nước ta. Nhiều doanh nghiệp, người đân đã giàu có nhờ cao su khi xuất khẩu luôn tăng và giá cao trong những năm qua. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, mặt hàng này sẽ không giữ được xu thế cũ bởi vì bên trong đã chứa đựng các yếu tố bất ổn định.
Thứ nhất là phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và thị trường này nóng lạnh như thế nào thì ngay lập tức tác động lên thị trường cao su. Thứ hai là, chúng ta chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, không qua chế biến, giá trị gia tăng thấp. Thứ 3 là, do giá thế giới tốt, nên nhiều nước trong khu vực khi có điều kiện phát triển họ đã tập trung trồng, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, campuchia, Myanamar. Myanmar kỳ vọng sẽ trở thành 1 trong những nước xuất khẩu lớn, sẽ cạnh tranh với Việt Nam. Doanh nghiệp Việt nếu không có những bước đi phù hợp, chẳng hạn như gia tăng chế biến và giảm xuất thô, thì khó khăn sẽ chồng chất khó khăn.
- Theo ông doanh nghiệp nên tập trung phát triển ở thị trường nào trong năm 2012?
Thị trường châu Á vẫn sẽ là thị trường chủ yếu trong năm nay, khoảng trên 45% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải phân bổ rủi ro ra các thị trường khác như Mỹ, EU, Nhật Bản một cách đều đặn. Với EU không quá nhiều hy vọng do khu vực này vẫn chưa thoát khỏi nợ công, nhưng Nhật Bản, sau thảm họa kép năm ngoái, nước này vẫn cần tái thiết kinh tế, đây là cơ hội để ta xuất khẩu dây, cáp điện, vật liệu xây dựng, sắt thép...
Thị trường Nga và SNG vẫn là thị trường quan trọng và chúng ta cần lưu ý đẩy mạnh.
(Nguồn: TCHQ, CafeF)
- Ông đánh giá cao thị trường Trung Quốc, nhưng hàng hóa của ta xuất sang đó phần nhiều là tiểu ngạch. Phía nước bạn lại đang có chủ trương kiểm soát chặt chẽ giao thương tiểu ngạch và chuyển sang chính ngạch, vậy đây liệu có phải là khó khăn?
Xuất khẩu tiểu ngạch là việc làm tất yếu giữa hai quốc gia thời kỳ mới mở cửa, cả Trung Quốc cũng cần, cả Việt Nam cũng cần. Nó có tác dụng là đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu cho cả hai bên, để cho hai bên kiểm nghiệm trí thức của mình. Nhưng hiện tại, cả hai nước đã là thành viên của WTO, chắc chắn sẽ phải theo chuẩn mực của WTO, và tỷ trọng xuất khẩu chính ngạch chắc chắn tăng lên.
Xuất khẩu tiểu ngạch sẽ giảm đi, nhưng khối lượng mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường này theo tôi vẫn lớn, và chúng ta vẫn phải coi trọng hình thức giao thương này. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải đầu tư nghiên cứu để có chính sách, đối sách phù hợp với sự thay đổi cần thiết, linh hoạt, nhuần nhuyễn và thông minh của phía đối tác để tránh bị động như thời gian qua ở một số ngành hàng như cao su, dưa hấu, đồ gỗ, thủy hải sản…
Vâng, xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hằng (thực hiện)
Theo TTVN
http://cafef.vn/20120112045434703CA33/diem-sang-xuat-khau-hang-hoa-2011-va-du-bao-nam-2012.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,180.60 | 4,780.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,302.50 | 3,912.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,792.70 | 12,642.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,686.00 | 1,336.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 77
- Truy cập hôm nay: 3916
- Lượt truy cập: 8611575