Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo sẽ có làn sóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam trong thời gian tới, mà các điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư này gồm Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã phỏng vấn bà Trần Thị Hường, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi tỉnh này vừa có chuyến đi khảo sát thực tế doanh nghiệp Nhật Bản để tìm hiểu rõ hơn về xu hướng đầu tư và dự báo trên.
TBKTSG Online: Bà có thể biết về chuyến đi của lãnh đạo Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu vừa qua để khảo sát hoạt động và xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ tại Nhật Bản?
- Bà Trần Thị Hường: Theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam, trong việc phối hợp phát triển chiến lược Việt Nam - Nhật Bản có đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ xây dựng 2 khu công nghiệp chuyên sâu về phát triển công nghiệp phụ trợ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng.
Do vậy, tỉnh đã quyết định tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản từ ngày 22 đến 29-10 vừa qua để tìm hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản và giới thiệu cho các nhà đầu tư Nhật Bản về tiềm năng, thế mạnh, vị trị địa lý của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết quả của chuyến đi này thế nào và bà đánh giá ra sao về xu hướng, cơ hội để tu hút đầu tư từ doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong thời gian tới?
- Sau khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hiện nay đang có xu hướng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ muốn đầu tư ra nước ngoài do đồng yên của Nhật lên giá và thị trường, sản xuất của họ gặp khó khăn.
Ngoài ra, những khu công nghiệp mà Nhật Bản đã đầu tư tại Thái Lan lại bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lịch sử tại Thái Lan, do đó họ cũng muốn tìm địa điểm đầu tư mới, và Việt Nam là một trong những quốc gia mà các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm.
Tôi cho rằng nhiều cơ hội đang mở ra cho các địa phương của Việt Nam nắm bắt và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất đón dòng đầu tư mới này từ các nhà đầu tư Nhật Bản.
Đối với Bà Rịa - Vũng Tàu, khi tiếp cận với các nhà đầu tư Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy họ quan tâm rất nhiều đến các chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam gần đây.
Đa phần các doanh nghiệp quan tâm đến Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là rất nhỏ của Nhật với số lao động chỉ dưới 50 lao động nhưng họ sử dụng máy móc, kỹ thuật và công nghệ sản xuất cao để tạo ra các sản phẩm, linh kiện, chi tiết máy móc tuy nhỏ nhưng có giá trị gia tăng công nghiệp cao.
Bà Rịa - Vũng Tàu và các địa phương đã chuẩn bị gì để đón làn sóng đầu tư mới này từ Nhật Bản, thưa bà?
- Theo tôi, ngay bây giờ các địa phương cần xem lại việc đào tạo lao động để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài tay nghề, lao động cũng cần phải biết tiếng Nhật để có thể làm việc với họ vì đa phần những nhà đầu tư vừa và nhỏ thường chỉ biết tiếng Nhật mà thôi.
Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quy hoạch 14 khu công nghiệp và hơn 30 cụm công nghiệp với diện tích gần 11.000 héc-ta để phát triển công nghiệp. Sau chuyến khảo sát tại Nhật Bản, UBND tỉnh đã cho giao Sở Công Thương rà soát, điều chỉnh các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để thu hút thêm các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang hướng tập trung vào phát triển sản xuất theo chuỗi ngành hàng liên kết với nhau trong một khu công nghiệp như ngành cơ khí, nhựa hay điện tử… tại từng cụm, khu công nghiệp chứ không phải theo mô hình đa ngành đa nghề như hiện nay vì sẽ khó đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tỉnh đang hướng quy hoạch lại việc đầu tư nhà xưởng tại các cụm, khu công nghiệp theo tiêu chuẩn của nhà đầu tư vừa và nhỏ Nhật Bản. Theo đó, diện tích nhà xưởng họ cần có thể là không lớn, chỉ khoảng từ 500-3.000 m2 trở lại chứ không cần diện tích nhiều như các dự án lớn.
Khi thu hút được các doanh nghiệp phụ trợ Nhật và có thể là 10-20 năm sau, chúng ta có lực lượng lao động đủ mạnh, học được kinh nghiệm điều hành sản xuất để phát triển công nghiệp phụ trợ.
Hiện nay, chủ yếu Việt Nam sản xuất công nghiệp theo dạng khai thác và gia công là chính. Do vậy, tuy giá trị sản xuất công nghiệp tăng hàng năm nhưng giá trị gia tăng đều giảm. Tôi cho rằng nếu chúng ta thu hút được các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thì sẽ giúp tái cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn bà!
Theo Văn Nam
TBKTSG
http://cafef.vn/20111110073657154CA33/ba-riavung-tau-chuan-bi-don-dong-von-dau-tu-moi-tu-nhat.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,549.10 | 5,089.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,612.20 | 4,132.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,733.80 | 13,273.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,745.50 | 1,345.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 244
- Truy cập hôm nay: 3389
- Lượt truy cập: 8849889