Theo nội dung bài viết, sau khi Hy Lạp cầu cứu viện trợ Liên minh châu Âu EU, tuy đã một năm trôi qua, nhưng khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa kết thúc, bất chấp EU quyết định áp dụng các biện pháp trước nay chưa từng có, bao gồm cả thành lập quỹ ổn định.
Hôm 23/4/2010, do phải đối mặt với thâm hụt tài chính và nợ công phình to, Hy Lạp buộc phải trở thành quốc gia đầu tiên nộp đơn xin viện trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và EU.
Cho đến nay, Hy Lạp tổng cộng đã nhận được 110 tỷ EUR từ khoản vay viện trợ, sau Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha cũng gặp rắc rối tài chính.
Mùa thu năm 2010, Ireland đã nhận được 85 tỷ EUR tiền viện trợ, vì thế, cách đây vài tuần, Bồ Đào Nha cũng đã nộp đơn xin viện trợ. Cuộc đàm phán đang tiến hành liên quan tới phương án cứu trợ Bồ Đào Nha dự đoán vào trung tuần tháng 5 sẽ kết thúc.
Tuy nhiên, khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone vẫn chưa thoát khỏi bóng đen khủng hoảng nợ. Trước tiên được thể hiện ở việc những khó khăn tài chính của các quốc gia thành viên đã nhận viện trợ vẫn chưa được xóa bỏ.
Kinh tế Hy Lạp suy thoái, nợ công phình to. Thị trường tài chính đều quan ngại, liệu quốc gia này có thể hoàn trả số nợ của mình hay không. Vấn đề của Ireland nằm ở chỗ ngành ngân hàng đang rơi vào khó khăn. Các quốc gia khác lại xuất hiện vấn đề ngân sách và nợ công, chẳng hạn như Tây Ban Nha, thậm chí Bỉ, có thể rơi vào gánh nặng nợ nần. Quỹ tiền tệ quốc tế lại vừa mới đưa ra lời cảnh báo, các ngân hàng châu Âu đang rơi vào tình thế “mong manh”.
Khủng hoảng nợ đã gây hậu quả chính trị và xã hội ngày càng rõ rệt, những rạn nứt giữa Bắc Âu và Nam Âu ngay càng sâu sắc. Chẳng hạn như, trong cuộc bầu cử, một số phần tử cực đoan cánh hữu của Phần Lan phản đối viện trợ tài chính cho Bồ Đào Nha và các nước thành viên EU khác.
Chuyên gia kinh tế Nicolaus Heinen của Ngân hàng Deutsche cho rằng, mặc dù khủng hoảng nợ châu Âu đã chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh khó khăn. Bởi vì, một năm qua, khu vực Eurozone xảy ra nhiều biến đổi rất lớn, bao gồm thành lập quỹ ổn định đối phó với khủng hoảng, thông qua việc bảo lãnh cho các nước thành viên khác, từ đó viện trợ tài chính cho các nước thành viên gặp khó khăn. Từ giữa năm 2013, cơ chế đối phó tạm thời nói trên sẽ được vĩnh viễn hóa.
Đối với Liên minh tiền tệ chung châu Âu, sự thay đổi trên tương đương với một cuộc cách mạng, bởi vì sự thay đổi này đã bù lấp khoảng trống kể từ khi khu vực Eurozone ra đời đến nay đó là chưa thực hiện cơ chế viện trợ tài chính giữa các nước thành viên.
Đúng như lời Chủ tịch nước luân phiên Luxembourg của khu vực Eurozone – ông Juncker đã nói: Chúng tôi đã gặp phải cuộc khủng hoảng hiếm thấy, buộc phải hoạch định và thực thi các biện pháp chưa từng có.
Khu vực Eurozone cũng buộc phải thi hành kỷ luật ngân sách nghiêm ngặt hơn, bên cạnh đó còn phải thông qua sự bàn bạc của các nước thành viên với hội đồng châu Âu, vạch ra một loạt văn kiện pháp lý.
Đúng như lời ông GuyVerhofstadt, lãnh đạo nghị sỹ phái tự do Hội đồng châu Âu đã nói: Cùng với việc thiết lập cơ chế đối phó, thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng nợ châu Âu đã đi qua. Nhưng công việc mới chỉ hoàn thành được nửa năm, vẫn cần thiết lập cơ chế trừng phạt đích đáng, nhằm chỉnh đốn nền kinh tế châu Âu.
Theo VIT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,559.40 | 5,099.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.70 | 4,140.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,761.20 | 13,301.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,736.20 | 1,336.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 94
- Truy cập hôm nay: 396
- Lượt truy cập: 8851620