Tuần
trước, khi các ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất huy động ngoại tệ thì
ngân hàng XYZ bỗng nâng lãi suất tiết kiệm đô la Mỹ vượt hẳn lên trên
6%/năm. Ngay sau đó, ngân hàng này tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
đối với đồng Việt Nam lên 12%/năm, bỏ xa các tổ chức tín dụng khác.
Nhiều người chợt
nhớ lại giữa năm ngoái, ngân hàng XYZ đã từng mua hàng ngàn tỉ đồng trái
phiếu Chính phủ. Hồi ấy, họ là một trong những nguồn cầu trái phiếu
nhiều nhất. Còn hiện tại thị trường trái phiếu đang lặng như tờ...
Tháng “hạn” của trái phiếu
Ba đợt phát hành
trái phiếu chính phủ từ tháng 3-2011 đến nay đều không thành công. Đợt 1
bán được 145/6.000 tỉ đồng, đợt 2 được 139/6.000 tỉ đồng, đợt 3 được
30/3.000 tỉ đồng. Số trái phiếu ít ỏi bán được trong đợt 3 thuộc kỳ hạn
10 năm, lãi suất 11,5%/năm. Đây là mức trần cao nhất của trái phiếu được
Bộ Tài chính ấn định trong suốt 18 tháng qua.
Lãi suất tiền đồng
đang cao, ít ai còn để ý đến trái phiếu. Muốn kinh doanh trái phiếu
phải có cả tiền và hàng (hàng ở đây là trái phiếu). Nhiều tổ chức đang
nắm giữ trái phiếu, nhưng tiền thì không có hoặc có không đáng kể. Có
tiền đồng cho doanh nghiệp vay hay mang lên thị trường liên ngân hàng
kinh doanh lãi suất cao, hà cớ gì phải mua trái phiếu?
“Sóng” đã biến mất
khỏi thị trường trái phiếu. Ngay cả những “tay chơi” trái phiếu chuyên
nghiệp như Dragon Capital, ACB, Sacombank, Eximbank và những ngân hàng
nước ngoài cũng khó tìm kiếm lợi nhuận bởi mua ngay - bán ngay, ăn phí ở
giữa chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa, thị trường quá nhỏ, có ngày giao
dịch chỉ vài chục tỉ đồng, bên mua bên bán “nhẵn mặt” nhau, nên khó tìm
phí chênh lệch.
Nguyên nhân chủ
yếu khiến giao dịch trái phiếu ảm đạm là do lãi suất tái chiết khấu, lãi
suất thị trường mở đã được điều chỉnh lên 12%/năm. Chẳng ai dại gì mua
trái phiếu lãi suất 11%/năm để rồi giao dịch trên thị trường mở 12%/năm.
Thậm chí 12%/năm cũng không bán được vì không phải cứ đến ngày giao
dịch là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa tiền đồng ra.
Chẳng
ai dại gì mua trái phiếu lãi suất 11%/năm để rồi giao dịch trên thị
trường mở 12%/năm. Thậm chí 12%/năm cũng không bán được vì không phải cứ
đến ngày giao dịch là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa tiền đồng ra.
|
Bởi thế mới có
chuyện phải xếp hàng trên thị trường mở để bán trái phiếu (từ “xếp hàng”
theo nghĩa đen thực sự). Một số ngân hàng xếp ngay “cục gạch” đăng ký
bán khối lượng trái phiếu tương đối lớn cho cả 5-7 phiên trong tháng 4.
Tuy nhiên, đăng ký trước cũng chưa chắc bán được. NHNN còn xem xét ngân
hàng đó có thật sự cần tiền đồng không, hoặc cần thì cần đến mức nào.
Xoay xở
Những ngân hàng có
nguồn tiền đồng dồi dào, có kinh nghiệm buôn bán trái phiếu đang ẩn
mình “săn mồi”. Với việc cung tiền đồng đang bị siết chặt và chưa có dấu
hiệu nới lỏng, lợi tức trái phiếu sẽ tăng lên trong tương lai gần là
điều không phải bàn cãi.
Những ngân hàng
như XYZ đã bị cuốn vào vòng xoáy mua trái phiếu phát hành - bán trái
phiếu trên thị trường mở - lấy tiền có từ thị trường mở mua tiếp trái
phiếu nhằm hưởng chênh lệch lãi suất trái phiếu - lãi suất thị trường mở
suốt năm 2010 đang phải trả giá. Điều nguy hiểm là ở chỗ trái phiếu
thường có kỳ hạn dài, ít cũng 12 tháng, dài thì 10 năm, nhưng kỳ hạn thị
trường mở chỉ 1-2 tuần. Giữa năm ngoái lãi suất trái phiếu phát hành có
lúc chỉ còn 9,6-9,7%/năm, nay bán 12%/năm đã lỗ. Mà không bán, lấy tiền
đâu trả cho thị trường mở?
Vì thế, ngân hàng
XYZ chấp nhận nâng lãi suất huy động tiền đồng không kỳ hạn, chấp nhận
cả huy động ngoại tệ lãi suất cao. Có ngoại tệ, họ chấp nhận chuyển đổi
sang tiền đồng để đảm bảo thanh khoản. Nghĩa là họ bắt buộc chấp nhận
rủi ro tỷ giá, rủi ro mất cân đối vốn huy động đô la Mỹ/tiền đồng và đặc
biệt rủi ro kỳ hạn. Đến lúc không thể chấp nhận nhiều hơn nữa, họ đành
bán trái phiếu lợi tức cao. Năm 2008 đã có lúc lợi tức trái phiếu lên
đến 20-24%/năm và đó là cơ hội cho những ngân hàng “săn mồi”.
Hiện
thị trường trái phiếu đang “phô trương” những chiêu xoay xở của cả kẻ
mua người bán. Chiêu phổ biến là áp dụng sản phẩm phái sinh
(derivatives). Người ta ủy thác cho những “tay chơi” lớn một cục tiền và
“tay chơi” có thể mua trái phiếu quốc tế của Việt Nam phát hành ở nước
ngoài.
|
Hiện thị trường
trái phiếu đang “phô trương” những chiêu xoay xở của cả kẻ mua người
bán. Chiêu phổ biến là áp dụng sản phẩm phái sinh (derivatives). Người
ta ủy thác cho những “tay chơi” lớn một cục tiền và “tay chơi” có thể
mua trái phiếu quốc tế của Việt Nam phát hành ở nước ngoài.
Một số tổ chức cho
biết họ được đối tác nước ngoài chào mời mua trái phiếu quốc tế của
Vinashin với mức chiết khấu cao so với giá phát hành ban đầu. Một đại
diện của Dragon Capital nói họ đang quan sát biến động của trái phiếu
Vinashin, hiện giá giao dịch đã thấp hơn năm 2010.
Đơn giản hơn,
một số ngân hàng nhận repo trái phiếu với lãi suất ngang ngửa lãi suất
thị trường liên ngân hàng. Mới đây lãi suất repo đã từng lên tới 24%/năm
cho kỳ hạn một đến ba tháng, sau giảm xuống 22% rồi 20%/năm.
Thông thường các
con nợ được chủ nợ ưu tiên cho repo. Bí quá thì sử dụng chiêu gán nợ có
kỳ hạn. Thí dụ ngân hàng A vừa bán trái phiếu thị trường mở tuần trước,
nay đáo hạn phải trả tiền đồng mới mua lại được trái phiếu. Tiền đồng
không có, làm sao? Ngân hàng A đành gán nợ cho ngân hàng B, tức là trái
phiếu mua lại từ thị trường mở sẽ ngay lập tức thuộc về B. Đổi lại B cho
A vay tiền đồng để trả liên ngân hàng. Lãi suất vay tiền đồng là lãi
suất qua đêm thị trường liên ngân hàng. Hiện nó dao động từ 14-22%/năm
tùy ngày và tùy từng thời điểm trong ngày.
Vanginfo.vn TBKTSG
|