Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thận trọng trước các chính sách đối với vàng
2011-03-02 14:41:38

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã xây dựng dự thảo nghị định về quản lý thị trường vàng, tới đây sẽ đưa ra lấy ý kiến. Theo tiết lộ của một lãnh đạo NHNN, rằng quản lý vàng miếng sẽ tương tự như quản lý ngoại tệ: người dân được quyền sở hữu nhưng khi có nhu cầu bán phải bán vàng lại cho những đầu mối do NHNN quy định.

Sự ra đời của nghị định này được các nhà quản lý xem là một giải pháp của chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn các quốc gia đang dấn thân vào cuộc chiến tiền tệ, bất kỳ một chính sách nào khiến vàng “chảy” khỏi nước mình sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Với hy vọng Chính phủ sẽ xem xét hết sức thận trọng các chính sách đối với vàng, bài viết này xin cung cấp thêm các thông tin về vị trí của vàng đối với nền kinh tế trong bối cảnh như vậy.

Khi tiền giấy xuất hiện, vàng được hầu hết các ngân hàng sử dụng như là vật đảm bảo giá trị. Trong quãng thời gian đến trước cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933, song song với tiền giấy được đảm bảo bằng vàng, người dân vẫn sở hữu và trao đổi các loại vàng vật chất dưới dạng thỏi hoặc đồng xu.

Giai đoạn thị trường vàng bị kiểm soát 1933 – 1971

Vào năm 1933, Tổng thống Roosevelt ban hành sắc lệnh cấm tất cả các cá nhân sở hữu vàng vật chất để bảo vệ hệ thống ngân hàng Mỹ không bị sụp đổ. Vàng vật chất được cất giữ trong cục Ngân khố Mỹ. Giá trị đồng USD được đảm bảo bằng vàng với tỷ lệ 35 USD/oz.

Sau thế chiến thứ 2, tất cả các ngân hàng trung ương của phương Tây đều tham gia hệ thống tiền tệ Bretton Woods, theo đó, tiền tệ của các quốc gia khác đều neo vào đồng USD theo một tỷ lệ nhất định. Do sự đồng thuận của các ngân hàng trung ương, thị trường vàng vật chất về cơ bản được kiểm soát. Vàng chỉ dùng để làm nữ trang và các mục đích công nghiệp.

Vàng thoát khỏi sự kiểm soát của ngân hàng trung ương như thế nào?

Nhưng vào những năm của thập kỷ 1960, các nước châu Âu bắt đầu khó chịu với việc giữ đồng eurodollar – một loại tiền USD được sử dụng ở ngoài nước Mỹ ­– cho các khoản nợ của Mỹ và đòi Mỹ phải chuyển vàng vật chất sang châu Âu, thay vì chỉ là tiền giấy. Cho tới năm 1971, 12 ngàn tấn vàng đã được chuyển từ Mỹ sang châu Âu để đáp ứng đòi hỏi này.

Trước tình cảnh nợ của Mỹ ngày càng nhiều, chính quyền Tổng thống Mỹ Nixon đã ban hành sắc lệnh chấm dứt việc bán vàng vật chất cũng như thanh toán các khoản nợ đảm bảo bằng vàng như trước đây.

Ngay sau tuyên bố trên của Mỹ và đặc biệt là sau năm 1973, khi đồng USD thôi không còn được đảm bảo bằng vàng, vàng vật chất bắt đầu lấy lại giá trị của nó. Chỉ trong vòng vài tháng giá vàng tại London đã tăng lên gấp bốn lần. Các lệnh cấm nhập khẩu vàng ở một loạt các nước châu Âu cũng như Nhật Bản bị dỡ bỏ.

Để đảm bảo vàng không bị chảy ra khỏi nước Mỹ, chính quyền Mỹ đã chính thức cho dân chúng sở hữu vàng trở lại.

Khi các đồng tiền không còn bị ràng buộc vào đồng USD và đồng USD không còn được đảm bảo bằng vàng, thị trường vàng phát triển mạnh trở lại và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của tất cả các ngân hàng trung ương. Kể từ năm 1971 đến 1985 giá vàng đã tăng một mạch từ 35 USD/oz lên 850 USD/oz.

Trong giai đoạn 1985 – 1999, đã có lúc người ta tin rằng thị trường vàng đã được các ngân hàng trung ương kiểm soát trở lại. Giá vàng giảm liên tục từ mức đỉnh 850 USD/oz xuống chỉ còn hơn 200 USD/oz. Các quốc gia hầu hết quay sang cất giữ đồng USD.

Thực ra có ba nguyên nhân khiến vàng bị mất giá trong giai đoạn này. Trước hết đó là vì sự phát triển vượt bậc của Mỹ và các nước châu Âu sau khi các quốc gia này thúc đẩy mạnh mẽ cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường. Tiếp đến là do sự sụp đổ của khối kinh tế xã hội chủ nghĩa khiến cho nhu cầu nắm giữ đồng USD ở các quốc gia chuyển đổi tăng mạnh. Và cuối cùng, sản lượng khai thác vàng trên thế giới tăng mạnh trong thời kỳ này. Các ngân hàng trung ương có thể dễ dàng bán vàng vật chất ra sau đó mua lại để đảm bảo trạng thái.

Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, vàng lại tìm thấy vị trí của mình khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy yếu. Nhu cầu vàng vật chất tăng mạnh ở các quốc gia đang phát triển. Sản lượng khai thác không thể đáp ứng kịp các nhu cầu này khiến các ngân hàng trung ương thôi không còn bán vàng vật chất ra nữa. Giá vàng đã không ngừng tăng kể từ đó.

Vị trí của vàng với các quốc gia trong bối cảnh hiện nay

Chính phủ của các quốc gia đều ý thức được rằng tài sản được giữ dưới bất kỳ loại đồng tiền nào, ngay cả đồng tiền của chính nước mình, đều không thể giữ được giá trị. Bất kỳ ngân hàng trung ương nào cũng đều lạm dụng vị thế của mình để làm suy yếu đồng tiền nước mình khi có thể. Vì lẽ đó, không quốc gia nào trên thế giới cản trở dân chúng sở hữu vàng. Nếu dân chúng không được sở hữu vàng, vàng chảy khỏi quốc gia đó sang quốc gia khác. Trong khi đó, tài sản của quốc gia dưới bất kỳ dạng ngoại tệ nào cũng sẽ bị tổn thất khi quốc gia phát hành ra ngoại tệ đó phá giá nó.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã ý thức được việc này. Không những bản thân ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng cường mua vàng dự trữ mà còn khuyến khích dân chúng sở hữu vàng. Vàng chảy về Trung Quốc.

Vì thế, trong giai đoạn các quốc gia đang dấn thân vào cuộc chiến tiền tệ, bất kỳ một chính sách nào khiến vàng chảy khỏi nước mình sẽ là một chính sách gây tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Các chính sách về vàng do vậy cần phải hết sức thận trọng.

 
Vanginfo.vn 



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,202.404,802.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,320.603,930.60
100g ABC Bullion Bar
13,851.0012,701.00
1kg ABC Bullion Silver
1,691.301,341.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 105
  • Truy cập hôm nay: 420
  • Lượt truy cập: 8613041