Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Kịch bản xuất - nhập khẩu năm 2011
2011-02-08 08:39:37


Kịch bản xuất - nhập khẩu năm 2011
 

Đó hiển nhiên là tiền đề thuận lợi chưa từng có trong vòng bốn năm trở lại đây để bước vào năm 2011, năm khởi đầu thập kỷ mới và cũng là năm Đại hội Đảng sẽ hoạch định đường lối đổi mới cho một thập kỷ mới hứa hẹn môi trường phát triển thuận lợi hơn.

Với kim ngạch xuất khẩu, năm 2010 đạt 71,629 tỷ USD, tăng khoảng 24%, vượt gần bốn lần so với mục tiêu đề ra 6% cho cả năm. Đây thực sự là một bước tiến vượt bậc, bởi ngay năm 2009 trước đó chúng ta đã từng phải chứng kiến việc xuất khẩu “rơi tự do” 8,9% khi phải đối mặt với những tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới - mức giảm chỉ kém kỷ lục giảm 13,2% khi bị mất hầu như toàn bộ thị trường truyền thống do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu hồi đầu thập kỷ trước.

Thắng lợi "kép" 2010

Để đạt được kết quả vượt rất xa so với mục tiêu phấn đấu đó, đã có không ít kỷ lục mới được lập trong “rổ hàng hoá xuất khẩu” của nước ta.

Trong đó, trước hết phải kể đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ trong 10 tháng đạt xấp xỉ quy mô của cả năm 2008 và 2009 (trên 9 tỷ USD) và vượt ngưỡng 10 tỷ USD trong 11 tháng, trở thành mặt hàng xuất khẩu “đầu vị” của nước ta năm thứ hai liên tiếp. Tiếp theo, đó là mặt hàng nông sản chiến lược gạo với khối lượng xuất khẩu kỷ lục vượt qua ngưỡng 6,5 triệu tấn và điều cũng quan trọng không kém là xuất khẩu được giá, cho nên kim ngạch xuất khẩu đến thượng tuần tháng 12 đã đạt gần 2,8 tỷ USD, vượt kỷ lục gần 2,7 tỷ USD đã đạt được trong năm sốt nóng giá gạo thế giới chưa từng có 2008. Đó còn là những kỷ lục mới trong xuất khẩu các mặt hàng phương tiện vận tải, xăng dầu, cao su...

Trong số đó, một điều cũng hết sức đáng tự hào là ở chỗ, nhờ những kết quả đã đạt được, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta tiếp tục giữ vững “ngôi Hậu”, hoặc thứ hạng đáng nể trong “làng xuất khẩu thế giới”. Đó là kỷ lục thế giới về khối lượng hồ tiêu thế giới vững vàng từ năm 2001 và về giá trị từ năm 2002; kỷ lục thế giới về khối lượng điều nhân từ năm 2006 và về giá trị từ năm 2007. Đó còn là ngôi “Á Hậu” trong “làng xuất khẩu thế giới” ở mặt hàng nông sản chiến lược gạo và cà phê, đồ uống quan trọng nhất của thế giới từ cả chục năm nay...

Cho dù vậy, đó mới là một nửa của thành công và nửa còn lại trong nhập khẩu năm 2010 chính là điều mà chúng ta nỗ lực phấn đấu liên tục trong ba năm gần đây nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Kịch bản xuất - nhập khẩu

Về mặt khách quan, kinh tế thế giới nói chung và thương mại thế giới nói riêng trong năm 2011 có nhiều khả năng mở ra cơ hội phát triển thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế nói chung và xuất, nhập khẩu nói riêng của nước ta.

Theo dự báo của IMF, sau bước hồi phục mạnh mẽ 4,8% trong năm 2010, kinh tế thế giới trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng 4,2% (tính theo giá cố định). Theo đó, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới trong năm 2011 sẽ tăng 8,8%.

Theo các số liệu thống kê, ước tính và dự báo cũng của định chế tài chính quốc tế này, thay vì “rơi tự do” 31% trong năm 2009, giá nguyên liệu thế giới năm 2010 tăng tới 19,9%, trong khi năm 2011 sẽ chỉ tăng 1,2%. Trong đó, điều đặc biệt đáng lưu ý là những diễn biến của giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới. Vẫn theo định chế tài chính quốc tế này, thay vì giảm 18,7% trong năm 2009, giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới năm 2010 tăng rất mạnh tới 16,8%, nhưng trong năm 2011 sắp tới sẽ giảm 2%.

Về lâu dài không thể lấy số lượng làm thành tích cho xuất khẩu do nhiều mặt hàng đã tới ngưỡng và vấn đề đặt ra là sẽ lấy mặt hàng gì để bù đắp vào mức sụt giảm này. Giai đoạn 2011-2015 sẽ phải thay thế lại cơ cấu xuất khẩu theo hướng xuất được nhiều tiền hơn nhưng sản lượng sẽ giảm xuống.

Rõ ràng, với một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường thế giới và “rổ hàng hoá nhập khẩu” vẫn lớn hơn rất nhiều so với “rổ hàng hoá xuất khẩu” như của nước ta, những diễn biến đó của giá cả thế giới tuy cùng làm “khuếch đại” cả hai “rổ hàng hoá xuất, nhập khẩu” trong năm 2010, nhưng mức độ “khuếch đại” đối với “rổ hàng hoá nhập khẩu” lớn hơn nhiều so với “rổ hàng hoá xuất khẩu”. Điều này cũng có nghĩa là, khoản lợi mà chúng ta thu được trong xuất khẩu không đủ bù cho khoản thiệt trong nhập khẩu, nhưng điều này sẽ chấm dứt trong năm 2011.

Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy, một triển vọng gần như chắc chắn sẽ là, xuất khẩu trong năm 2011 của nước ta không còn duy trì được nhịp độ tăng vượt quá so với dự kiến như năm 2010, bởi nó không còn được “khuếch đại” bởi yếu tố giá cả.

Thế nhưng, như thực tiễn của nền kinh tế nước ta cho thấy, trong 10 năm 2001 - 2010, để đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7,25%/năm, xuất khẩu hàng hoá phải tăng bình quân 17,2%/năm, cao gấp 2,37 lần, cho nên mục tiêu dự kiến xuất khẩu trong năm 2011 chỉ tăng 10%, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại ở mức 7 - 7,5%, tức là hệ số giữa hai nhịp độ tăng này chỉ là 1,33 - 1,43 lần, rất ít có khả năng trở thành hiện thực.

Nói tóm lại, xuất, nhập khẩu năm 2010 là một bức tranh sáng và triển vọng phát triển năm 2011 cũng rất sáng sủa, nhưng quá trình khắc phục tình trạng chất lượng phát triển của xuất, nhập khẩu nói riêng và thương mại nói chung vẫn còn rất thấp của nước ta chắc chắn phải kéo dài nhiều năm, cho nên muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, chắc chắn chúng ta vẫn phải nỗ lực vượt bậc để tăng tốc xuất khẩu mạnh hơn rất nhiều so với dự kiến.

Theo Nguyễn Đình Bích

Diễn đàn doanh nghiệp





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,565.705,125.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,619.404,139.40
100g ABC Bullion Bar
14,744.8013,284.80
1kg ABC Bullion Silver
1,723.201,323.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 178
  • Truy cập hôm nay: 989
  • Lượt truy cập: 8856804