Từ kết quả này, ngành dệt may Việt Nam đang đặt ra mục tiêu xuất khẩu năm 2011 đạt từ 12,5 - 13 tỷ USD.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã có cuộc trao đổi với vietnamplus về hướng phát triển trong thời gian tới của ngành dệt may Việt Nam.
Chào ông, xin ông cho biết, căn cứ để ngành dệt may Việt Nam đặt chỉ tiêu như vậy trong năm 2011?
Ông Vũ Đức Giang: Dựa trên nền tảng của năm 2010, tôi cho rằng có 4 nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng là những yếu tố tác động đến tăng trưởng ổn định của ngành dệt may Việt Nam từ năm 2011-2015 với mục tiêu năm 2015 phải xuất khẩu đạt từ 18-20 tỷ USD.
Đó là duy trì và ổn định được khách hàng hiện có. Tiếp tục định hướng cho các doanh nghiệp triển khai tìm kiếm thị trường và khách hàng cho những dòng sản phẩm có giá trị thặng dư cao.
Về mặt thị trường, với những thuận lợi trong các hiệp định thương mại được ký kết thì Việt Nam cũng đang mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may sang nhiều thị trường tiềm năng khác đặc biệt là châu Á và châu Phi...
Bên cạnh đó, dệt may cũng đang nỗ lực mở rộng thị phần ở các thị trường truyền thống cũng như tại các thị trường mới. Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng hàng dệt may lớn và lọt vào top 5 nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới.
Tăng trưởng dệt may rất cao nhưng giá trị gia tăng lại thấp, vậy ngành dệt may Việt Nam đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược nội địa hóa?
Ông Vũ Đức Giang: Tôi cho rằng với mức tăng trưởng 48% trong năm 2010 thì ngành sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 55-60% trong năm 201.
Đặc biệt vào tháng 7/2011, nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste sẽ cho ra đời mẻ sản phẩm đầu tiên sẽ tác động đến ngành kéo sợi và đến năm 2014 sẽ đảm bảo 80-90% sản phẩm xơ phục vụ cho ngành kéo sợi trong nước, không phải nhập khẩu nhiều như hiện nay.
Còn vấn đề trồng bông là bài toán khó và rất nan giải. Việt Nam là một nước đông dân, đất ít và chúng ta không có một chính sách xuyên suốt để phát triển cây công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp.
Chúng ta không có những doanh nghiệp trồng bông trang trại mà các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may đang “mò mẫm” kết hợp với các tỉnh để trồng xen canh cây bông với cây đậu, cây ngô.
Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam phát triển rất mạnh, tăng trưởng hàng năm khoảng 20-25% nhưng tăng trưởng của ngành bông lại ở mức rất thấp, do điều kiện đất đai (thổ dưỡng, diện tích hạn chế nên phải trồng xen canh vào diện tích canh tác nông nghiệp của nông dân).
Cho nên kỳ vọng phát triển trồng bông ngang tầm với phát triển ngành công nghiệp dệt may là điều rất khó.
Để một nền công nghiệp dệt may phát triển đi đôi với phát triển nguyên liệu đầu vào thì chúng ta phải xem xét tới yếu tố đó là, nếu các nước có một nền công nghiệp trồng bông tốt, giá bán bông hợp lý mà doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu bông về sản xuất và bán được sản phẩm với giá cao, vẫn mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì chúng ta cứ làm.
Trong bối cảnh thị trường mở, việc nhập và xuất là tất yếu, chúng ta nhập khẩu lớn thì chúng ta cũng xuất khẩu lớn.
Hiện thặng dư xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam so với nhập khẩu vẫn rất cao, tới 45-50%, nên việc Việt Nam phải nhập khẩu bông là yếu tố không đáng ngại.
Điều mà chúng tôi quan tâm nhất là đầu tư vào lĩnh vực phát triển cây nguyên liệu, đầu tư phát triển ngành dệt may phải đầu tư bền vững, ổn định.
Trong chương trình trồng bông trang trại, chúng tôi đang thành lập Công ty cổ phần nguyên liệu với các doanh nghiệp thành viên có vai trò phối hợp với các địa phương, nông dân cùng gom đất nông nghiệp thành những trang trại trồng bông từ 50-100 ha.
Đây là vấn đề chiến lược của Tập đoàn, là cơ sở tạo động lực để phát triển ngành trồng bông trong thời gian tới.
Việc phát triển thị trường nội địa sẽ ra sao?
Ông Vũ Đức Giang: Sản xuất cho thị trường nội địa năm 2010 của các doanh nghiệp dệt may phát triển rất tốt. Dự kiến tăng trưởng sản xuất phục vụ cho thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex đạt mức bình quân chung khoảng 18-22%.
Nhưng trong đó có những doanh nghiệp tăng trưởng tới 40%. Điển hình như doanh nghiệp đi đầu trong phát triển các sản phẩm may mặc phục vụ người tiêu dùng trong nước là Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, với tổng doanh thu khoảng trên 3.700 tỷ đồng thì doanh thu nội địa của Việt Tiến khoảng 900 tỷ đồng.
Hay như Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú, nếu chỉ tính riêng doanh số kinh doanh các sản phẩm thời trang về Jeans trong năm 2010 có thể đạt mức tăng trưởng tới 258%.
Bên cạnh đó, hàng loạt các doanh nghiệp như Tổng Công ty May 10, May Nhà Bè, Dệt Việt Thắng, Tổng Công ty Phong Phú, Dệt may Hà Nội, May Hồ Gươm, May Hưng Yên, May Đức Giang, May Phương Đông… cũng đều là những đơn vị rất mạnh mẽ và quyết đoán trong phát triển sản xuất kinh doanh tại thị trường nội địa.
Một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp dệt may đạt được thành công chính là các doanh nghiệp đã xây dựng được nền tảng tại thị trường nội địa.
Từ kết quả khả quan của năm 2010, chúng tôi nhận định, tăng trưởng nội địa là nền tảng hiệu quả, tác động đến định hướng phát triển của doanh nghiệp gắn với ổn định sản xuất, xây dựng thương hiệu, hệ thống cửa hàng và đại lý.
Theo Đức Duy (Vietnam+)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,194.90 | 4,794.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,314.40 | 3,924.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,830.90 | 12,680.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,683.60 | 1,333.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 97
- Truy cập hôm nay: 941
- Lượt truy cập: 8613562