Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bác bỏ suy đoán về khả năng nhận hỗ trợ quốc tế
2010-11-20 09:55:42
Trong thời gian gần đây, châu Âu lại nóng lên với những vấn đề mới về khủng hoảng nợ tại Ai-len, nhiều nước trong đó có Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang bị giới đầu tư ngờ vực về khả năng sẽ phải cầu viện tới các gói hỗ trợ tài chính quốc tế. Tuy nhiên, 2 nước này đã lên tiếng bác bỏ những suy đoán như vậy.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã vội vàng bác tỏ bất kỳ mối liên
hệ nào của họ đối với cuộc khủng hoảng nợ tại Ai-len và cho biết vấn đề tài khóa
của họ có thể được giải quyết mà không cần nhờ tới bất kỳ gói cứu trợ nào từ EU
và IMF.
Thủ tướng Tây Ban Nha, ông Zapatero phát biểu trước quốc hội hôm 18.11 vừa qua cho biết, chính phủ nước này hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách và cải cách hệ thống hưu trí quốc gia. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Elena Salgado còn khẳng định, bà không thấy có lý do nào để so sánh Tây Ban Nha với các quốc gia khác như Ai-len hay Bồ Đào Nha.
Trong một bức thông điệp gửi tới các thị trường tài chính quốc tế, Thủ tướng Zapatero cho rằng, vì lý do “an toàn lớn hơn” chương trình làm việc của chính phủ sẽ kèm theo một “kế hoạch hành động” trong vòng 15 tháng tới. Kế hoạch này sẽ được thông qua trong cuộc họp Nội Các vào hôm 19.11.
Bồ Đào Nha, với một nền kinh tế chỉ nhỏ bằng 1/6 quy mô kinh tế của Tây Ban Nha, có rất ít rủi ro mang tính hệ thống, tuy nhiên lại bị giới đầu tư liệt kê vào nhóm những nước có mức độ rủi ro tín dụng cao và có nhiều khả năng sẽ phải cầu viện tới gói hỗ trợ quốc tế tiếp sau Ai-len và Hy Lạp.
Bác bỏ những lo ngại kể trên, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos nhấn mạnh, Lisbon có thể tự trả nợ trên thị trường và chính phủ xã hội thiểu số cầm quyền không có ý định sẽ phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Ông còn khẳng định, nước này không cần tới các kế hoạch A, B hay C nào khác.
Khi so sánh với Ai-len, vị Bộ trưởng trên cho rằng, Bồ Đào Nha không phải hứng chịu sự sụp đổ thị trường nhà đất, trong khi lĩnh vực ngân hàng của nước này vẫn “có sức bật tốt, vững chắc và trường vốn”.
Các nhà kinh tế cho biết, phép thử lớn nhất đối với khả năng đi vay của Bồ Đào Nha sẽ đến vào đầu năm tới, khi chính phủ cần phải huy động một phần lớn trong tổng số vốn cần thiết thường niên ước tính lên tới 20 tỉ euro.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng giống như những nền kinh tế phương Tây mắc nợ khác, đang bị mắc kẹt giữa một bên là nhu cầu đối lập của các nhà kinh tế và giới đầu tư với những công thức không tương thích cho quá trình phục hồi.
Thủ tướng Tây Ban Nha, ông Zapatero phát biểu trước quốc hội hôm 18.11 vừa qua cho biết, chính phủ nước này hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách và cải cách hệ thống hưu trí quốc gia. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Elena Salgado còn khẳng định, bà không thấy có lý do nào để so sánh Tây Ban Nha với các quốc gia khác như Ai-len hay Bồ Đào Nha.
Trong một bức thông điệp gửi tới các thị trường tài chính quốc tế, Thủ tướng Zapatero cho rằng, vì lý do “an toàn lớn hơn” chương trình làm việc của chính phủ sẽ kèm theo một “kế hoạch hành động” trong vòng 15 tháng tới. Kế hoạch này sẽ được thông qua trong cuộc họp Nội Các vào hôm 19.11.
Bồ Đào Nha, với một nền kinh tế chỉ nhỏ bằng 1/6 quy mô kinh tế của Tây Ban Nha, có rất ít rủi ro mang tính hệ thống, tuy nhiên lại bị giới đầu tư liệt kê vào nhóm những nước có mức độ rủi ro tín dụng cao và có nhiều khả năng sẽ phải cầu viện tới gói hỗ trợ quốc tế tiếp sau Ai-len và Hy Lạp.
Bác bỏ những lo ngại kể trên, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos nhấn mạnh, Lisbon có thể tự trả nợ trên thị trường và chính phủ xã hội thiểu số cầm quyền không có ý định sẽ phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Ông còn khẳng định, nước này không cần tới các kế hoạch A, B hay C nào khác.
Khi so sánh với Ai-len, vị Bộ trưởng trên cho rằng, Bồ Đào Nha không phải hứng chịu sự sụp đổ thị trường nhà đất, trong khi lĩnh vực ngân hàng của nước này vẫn “có sức bật tốt, vững chắc và trường vốn”.
Các nhà kinh tế cho biết, phép thử lớn nhất đối với khả năng đi vay của Bồ Đào Nha sẽ đến vào đầu năm tới, khi chính phủ cần phải huy động một phần lớn trong tổng số vốn cần thiết thường niên ước tính lên tới 20 tỉ euro.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng giống như những nền kinh tế phương Tây mắc nợ khác, đang bị mắc kẹt giữa một bên là nhu cầu đối lập của các nhà kinh tế và giới đầu tư với những công thức không tương thích cho quá trình phục hồi.
Xuân Phong
VITV
VITV
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,212.80 | 4,812.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,329.20 | 3,939.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,878.70 | 12,728.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,694.20 | 1,344.20 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 195
- Truy cập hôm nay: 2170
- Lượt truy cập: 8614791