Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc
2010-09-15 10:11:40

Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn Trung Quốc song hành với chiến lược tìm kiếm nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước có thể giúp kinh tế toàn cầu bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, nhưng cũng khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty Trung Quốc đã tăng từ 5,5 tỷ USD trong năm 2004 lên 56,5 tỷ USD năm 2009. Các quan chức Trung Quốc dự đoán con số này có thể đạt 100 tỷ USD vào năm 2013. Khoảng 70% vốn FDI chảy sang các nước khác ở châu Á và Mỹ Latinh chỉ chiếm thứ hai với 15%.
 
Có hai yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Thứ nhất là Trung Quốc đã tạo ra một thế hệ công ty đủ sức cạnh tranh quốc tế,  có thể cung cấp cho các nước đang phát triển những đoàn tàu tốc hành, trạm điện, máy móc khai mỏ và thiết bị viễn thông đủ chất lượng với giá cả thường thấp hơn nhiều so với các nhà cung cấp khác. Yếu tố thứ hai là sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng được chính phủ huy động để hậu thuẫn cho các doanh nghiệp nói trên.

Quan chức cấp cao Yi Huiman của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã tiết lộ trong một cuộc hội thảo gần đây rằng ngân hàng của ông đang làm việc với chính phủ để cung cấp “đường sắt đi kèm tài trợ” trên toàn thế giới. Vale, công ty khai mỏ của Braxin tuần qua thông báo đã ký với hai ngân hàng Trung Quốc một thỏa thuận cung cấp tín dụng 1,23 tỷ USD để mua 12 tàu thủy chở hàng cỡ lớn của Trung Quốc để dùng làm phương tiện chuyên chở quặng sắt giữa hai nước.
    
Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cho công ty dầu mỏ Petrobras của Braxin vay 10 tỷ USD và cho công ty khai khoáng quặng sắt Vale vay 1,23 tỷ USD. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Braxin. Mối quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa hai cường quốc kinh tế đang phát triển này trong thập kỷ qua đã trở thành một biểu tượng của sự dịch chuyển kinh tế toàn cầu. Rất có thể cặp đôi này cũng sẽ mở đường cho một trong những sự điều chỉnh lớn nhất của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ tới. Trung Quốc sẽ trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Braxin năm nay sau khi ký một loạt thỏa thuận trong các lĩnh vực khai mỏ, luyện thép, thiết bị xây dựng và phân phối điện.

Các dự án đầu tư nói trên là một phần của một xu hướng âm thầm nhưng vô cùng quan trọng. Vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đang trở thành điểm tựa cho một chu kỳ mới tăng trưởng kinh tế bền vững giữa châu Á và phần còn lại của thế giới đang phát triển.

Nếu đầu tư vào Braxin là một biểu tượng của thời kỳ mới trong đó kinh tế Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào các nước đang phát triển, thì một biểu tượng nữa đó là một loạt mạng lưới đường sắt do Trung Quốc xây dựng đang lan tỏa ra toàn cầu. Các công ty chế tạo đường sắt Trung Quốc hiện nằm trong số những công ty làm ăn hiệu quả nhất và trong nhiều năm qua đã hoạt động ở một số nước láng giềng Trung và Đông Nam Á. Trong năm qua, các công ty này cũng đã ký được nhiều hợp đồng ở những nơi khác như Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Áchentina. Các công ty đường sắt Trung Quốc không chỉ đơn thuần lắp đặt đường ray mà còn hy vọng ký kết được nhiều hợp đồng bán thiết bị đường sắt cao tốc cho nước ngoài, trong đó có đầu máy và hệ thống điều khiển đường sắt. Khách hàng đầu tiên có thể là tuyến đường sắt cao tốc sắp được xây dựng nối liền Sao Paulo với Rio de Janeiro.

Nếu đầu tư của Trung Quốc thực sự giúp tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới ở các nước đang phát triển, nó sẽ là một liều thuốc bổ cho nền kinh tế toàn cầu, giữa lúc nhiều nền kinh tế hàng đầu vẫn rất u ám, thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái kép. Sự kết hợp giữa nhu cầu nhập khẩu và đầu tư tăng mạnh của Trung Quốc là một lý do giúp kinh tế Braxin đạt được mức tăng trưởng 8,9% trong nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế phương Tây, sự hiện diện của Trung Quốc mang lại nhiều rủi ro. Chiến lược đầu tư của Bắc Kinh xem ra có thể mở đầu một thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển và các công ty quốc doanh Trung Quốc. Sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ phía chính phủ cũng là lý do khiến các công ty Trung Quốc bị cáo buộc cạnh tranh không bình đẳng. Không có gì ngạc nhiên, khi một số tập đoàn đa quốc gia như GE và Siemens trong thời gian gần đây lên tiếng chỉ trích các chính sách công nghiệp của Bắc Kinh. Đây chính là những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đang ngày càng có sức cạnh tranh như thiết bị điện và đường sắt.

Sức mạnh nổi lên của Trung Quốc cũng đặt ra vấn đề về tương lai của đồng USD. Các quan chức Trung Quốc đã nói về mục tiêu dài hạn loại bỏ vai trò dự trữ quốc tế của đồng USD bằng một giỏ tiền tệ khác, trong đó có thể bao gồm đồng nhân dân tệ. Do thương mại với các nước đang phát triển phát triển mạnh, Bắc Kinh bắt đầu có các bước đi quan trọng nhằm mở rộng phạm vi sử dụng đồng nhân nhân tệ, bao gồm cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài sử dụng đồng tiền này đầu tư vào thị trường trái phiếu trong nước. Một số nhà kinh tế cho rằng đồng nhân dân tệ có thể sẽ trở thành đồng tiền giao dịch trong các hợp đồng buôn bán ở châu Á trong thập kỷ tới.
(Stockbiz)




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,564.705,124.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,618.604,138.60
100g ABC Bullion Bar
14,742.2013,282.20
1kg ABC Bullion Silver
1,724.001,324.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 113
  • Truy cập hôm nay: 821
  • Lượt truy cập: 8856636