Châu Âu trước nỗi lo mất đà tăng trưởng kinh tế
2010-09-04 08:53:28
Mặc
dù đạt mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý II-2010, châu Âu vẫn
thường trực nỗi lo mất đà tăng trưởng thời gian tới, do những hệ lụy từ
tiến trình giảm nợ công và thực thi các chính sách kinh tế khắc khổ.
Những dấu hiệu chững lại tại các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Á cũng tác động tiêu cực tới châu Âu, khu vực dễ bị tổn thương nhất hiện nay.
Theo Eurostat, cơ quan thống kê của Liên hiệp châu Âu (EU), trong quý II-2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 16 nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng ơ-rô đạt tăng trưởng 1% so quý I-2010 và tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2009. Ðây là mức tăng mạnh nhất của khu vực này trong ít nhất ba năm rưỡi qua và vượt mức tăng trưởng GDP của Mỹ cùng kỳ. Nổi bật là Ðức, với mức tăng 2,2%, cao nhất trong 20 năm qua; Pháp tăng 0,6%. Trong khi đó, kinh tế Tây Ban Nha chỉ tăng 0,2%; Hy Lạp âm 1,5%.
Tuy nhiên, nhiều hãng phân tích thông tin kinh tế quốc tế cho rằng, trong bối cảnh các chính phủ châu Âu đang đối mặt những nguy cơ từ việc cắt giảm tỷ lệ nợ công cùng lúc phải nỗ lực kiểm soát các khoản chi tiêu quá mức, thì mức tăng trưởng 1% của khu vực đồng ơ-rô nói trên vẫn báo trước những diễn biến theo hướng tiêu cực thời gian tới. Nhà kinh tế C.Uy-li-am-xơn của công ty thông tin tài chính toàn cầu Markit (Anh) cho rằng, khu vực đồng ơ-rô có thể mất đà tăng trưởng trong quý III này. Bởi vì, tốc độ tăng trưởng khả quan khu vực đồng ơ-rô đạt được vừa qua là nhờ chủ yếu vào sự vươn lên của hai nền kinh tế hàng đầu là Ðức và Pháp. Trong khi đó, dù tăng trưởng khả quan nhưng chỉ số sức mua (PMI) tại cả Ðức và Pháp đều giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua, cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của hai nền kinh tế này đang chậm lại. Tờ Nhật báo Phố Uôn cũng cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy các nền kinh tế yếu kém ở khu vực đồng ơ-rô có khả năng đạt tăng trưởng như Ðức và Pháp, mà thực tế hầu hết các nền kinh tế này gần như đình trệ, thậm chí còn bị thu hẹp do chính sách siết chặt kinh tế mà các chính phủ ráo riết thực hiện. Theo số liệu phân tích của Markit, chỉ số kinh tế toàn khu vực đồng ơ-rô, gồm cả khu vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ, sẽ giảm trong tháng 8 này.
Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody cảnh báo sẽ đánh tụt hạng về tín dụng đối với các nền kinh tế sử dụng đồng ơ-rô, do khu vực này có khả năng mất đà tăng trưởng trong một vài tháng tới. Theo Moody, nhiều thách thức đang đặt ra đối với châu Âu - khu vực được cho là có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất thế giới hiện nay, do vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế, vừa phải hạn chế kích thích tài chính. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo EU là kiểm soát không để nổ ra cuộc khủng hoảng nợ trong toàn bộ khu vực, nhất là các nền kinh tế yếu như: Hy Lạp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len và Hung-ga-ri. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standards & Poor's đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế Ai-len và hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của nước này, do chi phí hỗ trợ hệ thống ngân hàng ngày càng tăng, làm giảm tính linh hoạt tài chính.
Trong một cuộc trả lời kênh phát thanh RTE ngày 24-8 vừa qua, nhà kinh tế giành giải Nô-ben G.Xti-glít nhận định, kinh tế châu Âu có khả năng đối mặt một đợt suy thoái nữa, do để hạ nhiệt sức ép thâm hụt ngân sách các nước châu Âu đã mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 5 dự báo, thâm hụt ngân sách tại khu vực đồng ơ-rô sẽ lên mức 6,6% GDP trong năm 2010 (so mức 6,3% năm 2009). Trong đó, mức thâm hụt ngân sách lớn nhất là tại Ai-len, hiện là 14,3% và dự báo có thể xuống 11,7% trong cả năm nay. Các cuộc thăm dò cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại khu vực đồng ơ-rô đã được cải thiện trong vài tuần trở lại đây, tuy nhiên giới chuyên gia vẫn lo ngại những diễn biến tiêu cực trong lĩnh vực tiêu dùng nội địa, vốn là đầu tàu tăng trưởng của các nền kinh tế châu Âu. Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng ơ-rô hiện khoảng 10%, mức cao nhất trong 12 năm qua và hầu hết các chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp siết chặt kinh tế, thì khả năng tăng mức tiêu dùng nội địa là không sáng sủa.
Những dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu của châu Âu, ảnh hưởng triển vọng kinh tế của châu lục này trong nửa cuối năm nay. Hãng tin Bloomberg dẫn ý kiến của Cao ủy EU về các vấn đề kinh tế và tiền tệ O.Rên cho rằng, tăng trưởng yếu ở Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nền kinh tế châu Á ảnh hưởng tiêu cực đà tăng trưởng của châu Âu. Ông Rên thừa nhận, việc kinh tế Mỹ phục hồi chậm có thể gây những lo lắng tại châu Âu. Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (Anh) bác bỏ khả năng kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới, nhưng thừa nhận tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại, do các chính phủ cân nhắc và bắt đầu rút dần các chính sách kích thích kinh tế. Những nhận định và cảnh báo không lạc quan này khiến châu Âu thêm lo ngại về khả năng mất đà tăng trưởng kinh tế.
(STOCKBIZ)
Những dấu hiệu chững lại tại các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Á cũng tác động tiêu cực tới châu Âu, khu vực dễ bị tổn thương nhất hiện nay.
Theo Eurostat, cơ quan thống kê của Liên hiệp châu Âu (EU), trong quý II-2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 16 nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng ơ-rô đạt tăng trưởng 1% so quý I-2010 và tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2009. Ðây là mức tăng mạnh nhất của khu vực này trong ít nhất ba năm rưỡi qua và vượt mức tăng trưởng GDP của Mỹ cùng kỳ. Nổi bật là Ðức, với mức tăng 2,2%, cao nhất trong 20 năm qua; Pháp tăng 0,6%. Trong khi đó, kinh tế Tây Ban Nha chỉ tăng 0,2%; Hy Lạp âm 1,5%.
Tuy nhiên, nhiều hãng phân tích thông tin kinh tế quốc tế cho rằng, trong bối cảnh các chính phủ châu Âu đang đối mặt những nguy cơ từ việc cắt giảm tỷ lệ nợ công cùng lúc phải nỗ lực kiểm soát các khoản chi tiêu quá mức, thì mức tăng trưởng 1% của khu vực đồng ơ-rô nói trên vẫn báo trước những diễn biến theo hướng tiêu cực thời gian tới. Nhà kinh tế C.Uy-li-am-xơn của công ty thông tin tài chính toàn cầu Markit (Anh) cho rằng, khu vực đồng ơ-rô có thể mất đà tăng trưởng trong quý III này. Bởi vì, tốc độ tăng trưởng khả quan khu vực đồng ơ-rô đạt được vừa qua là nhờ chủ yếu vào sự vươn lên của hai nền kinh tế hàng đầu là Ðức và Pháp. Trong khi đó, dù tăng trưởng khả quan nhưng chỉ số sức mua (PMI) tại cả Ðức và Pháp đều giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua, cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của hai nền kinh tế này đang chậm lại. Tờ Nhật báo Phố Uôn cũng cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy các nền kinh tế yếu kém ở khu vực đồng ơ-rô có khả năng đạt tăng trưởng như Ðức và Pháp, mà thực tế hầu hết các nền kinh tế này gần như đình trệ, thậm chí còn bị thu hẹp do chính sách siết chặt kinh tế mà các chính phủ ráo riết thực hiện. Theo số liệu phân tích của Markit, chỉ số kinh tế toàn khu vực đồng ơ-rô, gồm cả khu vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ, sẽ giảm trong tháng 8 này.
Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody cảnh báo sẽ đánh tụt hạng về tín dụng đối với các nền kinh tế sử dụng đồng ơ-rô, do khu vực này có khả năng mất đà tăng trưởng trong một vài tháng tới. Theo Moody, nhiều thách thức đang đặt ra đối với châu Âu - khu vực được cho là có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất thế giới hiện nay, do vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế, vừa phải hạn chế kích thích tài chính. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo EU là kiểm soát không để nổ ra cuộc khủng hoảng nợ trong toàn bộ khu vực, nhất là các nền kinh tế yếu như: Hy Lạp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len và Hung-ga-ri. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standards & Poor's đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế Ai-len và hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của nước này, do chi phí hỗ trợ hệ thống ngân hàng ngày càng tăng, làm giảm tính linh hoạt tài chính.
Trong một cuộc trả lời kênh phát thanh RTE ngày 24-8 vừa qua, nhà kinh tế giành giải Nô-ben G.Xti-glít nhận định, kinh tế châu Âu có khả năng đối mặt một đợt suy thoái nữa, do để hạ nhiệt sức ép thâm hụt ngân sách các nước châu Âu đã mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 5 dự báo, thâm hụt ngân sách tại khu vực đồng ơ-rô sẽ lên mức 6,6% GDP trong năm 2010 (so mức 6,3% năm 2009). Trong đó, mức thâm hụt ngân sách lớn nhất là tại Ai-len, hiện là 14,3% và dự báo có thể xuống 11,7% trong cả năm nay. Các cuộc thăm dò cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại khu vực đồng ơ-rô đã được cải thiện trong vài tuần trở lại đây, tuy nhiên giới chuyên gia vẫn lo ngại những diễn biến tiêu cực trong lĩnh vực tiêu dùng nội địa, vốn là đầu tàu tăng trưởng của các nền kinh tế châu Âu. Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng ơ-rô hiện khoảng 10%, mức cao nhất trong 12 năm qua và hầu hết các chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp siết chặt kinh tế, thì khả năng tăng mức tiêu dùng nội địa là không sáng sủa.
Những dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu của châu Âu, ảnh hưởng triển vọng kinh tế của châu lục này trong nửa cuối năm nay. Hãng tin Bloomberg dẫn ý kiến của Cao ủy EU về các vấn đề kinh tế và tiền tệ O.Rên cho rằng, tăng trưởng yếu ở Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nền kinh tế châu Á ảnh hưởng tiêu cực đà tăng trưởng của châu Âu. Ông Rên thừa nhận, việc kinh tế Mỹ phục hồi chậm có thể gây những lo lắng tại châu Âu. Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (Anh) bác bỏ khả năng kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới, nhưng thừa nhận tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại, do các chính phủ cân nhắc và bắt đầu rút dần các chính sách kích thích kinh tế. Những nhận định và cảnh báo không lạc quan này khiến châu Âu thêm lo ngại về khả năng mất đà tăng trưởng kinh tế.
(STOCKBIZ)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,215.80 | 4,815.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,331.70 | 3,941.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,886.60 | 12,736.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,679.80 | 1,329.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 47
- Truy cập hôm nay: 3534
- Lượt truy cập: 8616155