Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Châu Âu đứng trước cuộc suy thoái mới
2010-08-26 11:01:59

Các chuyên gia cảnh báo, châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế mới trong cuộc chiến chống thâm hụt ngân sách và sự sụt giảm kinh tế tại châu lục này. Trong khi đó, thực trạng của nền kinh tế Mỹ không mấy khả quan càng làm cho tình hình trên thế giới trở nên xấu hơn.
Anh minh hoa

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới không ngừng chỉ trích chính sách tiền tệ của chính quyền EU. Hôm 24/8, Giáo sư Joseph Stiglitz, nhà kinh tế được nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001 cho biết, châu Âu có khả năng sẽ rơi vào cuộc suy thoái mới trong bối cảnh chính phủ các nước trong khu vực đang nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách.

Lưu ý rằng, cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã tác động tới các nước trong khu vực đồng euro kéo theo việc áp dụng một loạt các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách. Theo Hiệp ước Maastricht năm 1992, các quốc gia thành viên của khu vực đồng euro cần kiểm soát thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP và lạm phát không quá 1,5%.

Quý 2/2010, tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro trở nên khả quan hơn và đã đạt 1,7%, mức cao nhất trong vòng 4 năm qua nhờ phục hồi tăng trưởng mạnh của Đức. Quý 2/2010, tăng trưởng GDP của Đức đạt 2,2%.

Tuy nhiên, theo giáo sư Stiglitz, hiện tại, phục hồi kinh tế của khu vực này đang có nhiều dấu hiệu chững lại và có khả năng nền kinh tế châu Âu sẽ lại rơi vào suy thoái.

Trong tháng Tám, tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã chậm lại. Ông cho rằng, vấn đề ở chỗ, châu Âu không thể phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng này. Trên thực tế, châu Âu đang rơi vào tình trạng thảm hại trong một thời gian dài với tăng trưởng yếu giống như tình trạng tương tự đã xảy ra tại Nhật Bản.

Ủy ban EU dự đoán, tổng thâm hụt ngân sách trong khu vực đồng euro trong năm nay sẽ tăng tới 6,6% GDP so với 6,3% GDP một năm trước đó. Trong đó, thâm hụt ngân sách của Iceland là lớn nhất tại EU với 14,3% GDP, Hy Lạp – 13,6% GDP.

Các chuyên gia kinh tế Nga cũng đồng tình với ý kiến của giáo sưu Stiglitz và cho rằng, tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng chủ yếu liên quan tới việc kích thích ngân sách.

Trưởng bộ phận phân tích thuộc hãng Zerich Capital Management Nicholas Podlevskikh cho rằng, cắt giảm thâm hụt ngân sách tại châu Âu sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế chậm. Các biện pháp thắt chặt chi tiêu của các nước EU cũng sẽ làm giảm tiêu thụ trên toàn thế giới và cuối cùng có thể sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khởi đầu làn sóng khủng hoảng mới.

Phó phòng phân tích thuộc hãng Sovlink Olga Belenkaya lại cho rằng, trong tương lai gần, châu Âu vẫn ở tình trạng rất khó khăn do sự mất cân bằng trong tích lũy, các vấn đề nợ ngân sách, khả năng cạnh tranh thấp của các quốc gia phía nam châu Âu.

Bên cạnh đó, vấn đề của nền kinh tế Mỹ cũng đáng lưu tâm hơn cả. Nền kinh tế quốc gia này đang phải chịu sự đe dọa của lạm phát đình trệ. Nếu đem ra so sánh, thì vấn đề của châu Âu không gây ra nỗi sợ hãi như những vấn đề của nền kinh tế Mỹ, quốc gia có nợ nước ngoài hơn 12 nghìn tỷ USD, nhà phân tích Anton Safonov cho biết.

Theo ông, thâm hụt ngân sách của nước này trong năm nay sẽ vượt quá 1,3 nghìn tỷ USD và sẽ lên tới 2 nghìn tỷ USD trong năm tới. Nợ công nước này đang ở mức 14,3 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, theo ước tính, để cứu nền kinh tế Mỹ phải khoảng 6 nghìn tỷ USD và điều này trên thực tế là khó thực hiện.

Theo Vitinfo.





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,574.705,114.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,633.404,153.40
100g ABC Bullion Bar
14,802.0013,342.00
1kg ABC Bullion Silver
1,742.001,342.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 104
  • Truy cập hôm nay: 854
  • Lượt truy cập: 8854704