Sau khủng hoảng tài khóa, liệu còn tồn tại châu Âu thống nhất?
2010-06-30 08:25:26
Trong nhiều trường hợp, sau khó khăn, những bất đồng không thể giải quyết tăng lên, các bên sau đó không còn muốn hợp tác với nhau nữa.
Vài tháng qua, 2 từ ngữ châu Âu và khủng hoảng luôn đi kèm với nhau. Thứ nhất, đó là mối nguy từ khủng hoảng nợ công.
Và nay người ta lại nói đến châu Âu với thành tích tệ hại tại vòng chung kết bóng đá thế giới: Ý hòa New Zealand, Anh bị Algeria giữ chân còn Pháp bẽ mặt trước Mêhicô.
Ngoài những vấn đề liên quan đến kinh tế và thể thao, châu Âu đang chịu nhiều vấn đề hơn. Châu Âu hiện đại được thành lập bắt nguồn từ Hiệp ước Rome năm 1957. Liên minh châu Âu như vậy đã tồn tại được 53 năm.
Những người sáng lập ra Liên minh châu Âu chắc chắn về một mục tiêu: hòa bình tại châu Âu. Thế nhưng Helmut Kohl lại là chính trị gia châu Âu cuối cùng thật sự tin rằng động lực mang đến sự thống nhất tại chính nước Đức là hòa bình. Ông sau đó đã hối thúc để tạo ra đồng tiền chung châu Âu.
65 năm sau chiến tranh, rất ít chính trị gia hay người dân tin rằng liên minh châu Âu chặt chẽ hơn là cần thiết để đảm bảo hòa bình. Khi một chính trị gia Hà Lan đưa ra vấn đề này trong cuộc tranh cử năm 2005, ông đã bị giễu cợt và cuối cùng ông thất bại.
Những người ủng hộ châu Âu đã cố gắng đặt ra nhiều mục đích mới cho châu Âu. Nếu hòa bình không còn là mục đích chính của Liên minh châu Âu, vậy sự giàu có thì sao? Người ta đã đưa ra nhiều chiến lược, trong đó có việc tạo ra thị trường thống nhất và đồng tiền chung để thực hiện mục tiêu giúp châu Âu giàu có hơn.
Châu Âu buộc phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho chính châu lục này hay cố gắng đảm bảo mô hình xã hội châu Âu, mô hình mang đến cho mọi người dân những điều kiện căn bản cho cuộc sống bình thường, từ y tế cho đến thu nhập ở mức tối thiểu.
Nhóm khác có mục tiêu riêng. Theo họ, Liên minh châu Âu cần đến nhiều ý tưởng dân chủ và “chính phủ sạch” thông qua mở rộng liên minh. Từ năm 1995 đến năm 2007, số lượng thành viên trong Liên minh châu Âu tăng từ 12 lên 27.
Nhóm học giả khác nhìn ra khu vực khác của thế giới và cho rằng châu Âu cần phải cố gắng tăng sức mạnh.
Dân số châu Âu chiếm 11% tổng dân số thế giới, con số này sau 50 nữa sẽ có thể chỉ còn 6%. Các nước châu Âu sẽ chỉ có thể bảo vệ quyền lợi của họ nếu họ cùng hợp tác trong một thể thống nhất.
Người Anh lại muốn lãnh đạo châu Âu quên đi những mục tiêu lớn, mơ hồ mà tập trung vào lợi ích thực tế mà người dân châu Âu bình thường cũng sẽ được hưởng: hộ chiếu du lịch miễn phí, giá cước điện thoại thấp hơn, học bổng đại học cao.
Hiển nhiên, châu Âu cần tất cả điều trên: hòa bình, sự thịnh vượng, dân chủ, mô hình xã hội chung, khả năng bảo vệ quyền lợi trên thế giới và mang đến quyền lợi thiết thực nhất cho người dân.
Mọi chuyện dường như rất tốt đẹp. Vấn đề ở chỗ những mục tiêu trên gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí chịu những chỉ trích trái chiều.
Khi khủng hoảng tài chính bắt đầu, mô hình thị trường thống nhất của châu Âu không còn được thế giới đánh giá cao. Ngược lại, người ta lại nói đến sự tự do hóa.
Nói đến việc làm sao để châu Âu có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu cũng sẽ còn lâu mới đến. Dù giới lãnh đạo châu Âu có thể nói đến việc tăng quyền lực, người dân bỏ phiếu không mấy thuyết phục. Người ta rất bất bình với cuộc chiến tại Afghanistan và ngân sách quân sự sẽ bị cắt giảm đầu tiên.
Việc mang đến lợi ích thiết thực cho người châu Âu không cần phải bàn cãi. Thế nhưng nếu châu Âu cuối cùng chỉ muốn giảm cước phí điện thoại cho người sử dụng điện thoại di động, sao phải tranh cãi quá nhiều như vậy?
Khủng hoảng kinh tế đã tạo ra thách thức mới cho châu Âu. Liên minh châu Âu giờ giống như một ông già mà những ký ức về ý nghĩa cuộc sống vấp phải thực tế rằng ông đã không tiết kiệm đủ tiền cho tuổi về hưu và buộc phải ăn tiêu dè sẻn hơn trước rất nhiều.
Những chuyên gia lạc quan hy vọng thời kỳ khó khăn sẽ qua đi, châu Âu thoát khủng hoảng và học được điều gì đó từ tình hình khó khăn. Quá trình vật lộn cứu nền kinh tế sẽ mang đến sự đoàn kết và củng cố cho hoạt động hội nhập.
Cho đến nay, chỉ báo về tương lai không hứa hẹn như vậy. Giai đoạn đầu của khủng hoảng tài chính, các quốc gia chỉ trích lẫn nhau, cho đến nay chủ yếu là “lời qua tiếng lại” giữa Hy Lạp và Đức.
Thực tế nhiều người đã cùng sống qua khủng hoảng cuộc sống và sau đó mạnh mẽ, sống có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên trong không ít trường hợp, qua khó khăn, người ta không còn nhìn mặt nhau nữa.
Theo Cafef
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,186.90 | 4,786.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,307.80 | 3,917.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,809.60 | 12,659.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,664.50 | 1,314.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 139
- Truy cập hôm nay: 714
- Lượt truy cập: 8617265