Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Sơ lược kinh tế Mỹ những tháng đầu năm 2010
2010-06-11 08:44:57


Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3 quý liên tiếp nhưng có một số dấu hiệu cho thấy đà phục hồi vẫn còn yếu ớt.

1. GDP tăng trưởng mạnh

Các nhà kinh tế thường sử dụng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong các số liệu quyết định tình trạng của nền kinh tế: suy thoái hay tăng trưởng. Cuộc suy thoái 2008-2009 là một trong những đợt suy giảm mạnh nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên trong lịch sử nền kinh tế rút lui bốn quý liên tiếp.

Kinh tế Mỹ chính thức đạt được tốc độ tăng trưởng dương trong quý III/2009 sau khi suy giảm tới 3.7% trong giai đoạn từ quý I/2008-quý II/2009. Giới chuyên gia từng cảnh báo rằng các chương trình kích thích của chính phủ đã đóng góp quá nhiều vào sự mở rộng của nền kinh tế và đà phục hồi kinh tế có thể vẫn còn rất yếu ớt, nhưng ba quý tăng trưởng liên tiếp là một dấu hiệu khả quan của đợt phục hồi này.

2. Thị trường lao động cuối cùng đã tạo ra việc làm

Cuối cùng thì nền kinh tế Mỹ cũng bắt đầu tạo ra công ăn việc làm sau khi đánh mất tới 8.4 triệu lao động trong hai năm 2008 và 2009. Tuy nhiên các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế chưa thực sự phục hồi cho đến khi có được một số lượng việc làm tương đối ổn định vào mỗi tháng. Các nhà kinh tế này dự đoán rằng hàng tháng Mỹ cần tạo thêm ít nhất 125 ngàn việc làm nhằm bắt kịp với sự gia tăng của lực lượng giao động. Bên cạnh đó, để đưa tỷ lệ thất nghiệp quay trở lại mức 5% như trước khi suy thoái bùng nổ thì thị trường lao động phải cần thêm 11 triệu việc làm.

Từ trước đến nay, trong giai đoạn đầu của một chu kỳ phục hồi kinh tế, thị trường lao động luôn là lĩnh vực bị bỏ lại sau cùng bởi các doanh nghiệp thường đợi cho đến khi nhận được các dấu hiệu phục hồi thực sự của nền kinh tế mới bắt đầu tuyển dụng trở lại. Thế nhưng, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng việc làm sẽ mạnh hơn khi dần về cuối năm.

3. Thị trường nhà ở cải thiện chậm

Giá nhà ở thường được xem là thước đo sự thịnh vượng của nền kinh tế và sự ổn định của lĩnh vực tài chính. Khi giá nhà ở tăng, người tiêu dùng có nhiều nguồn vốn để vay mượn và chi tiêu. Giá nhà leo thang cũng đồng nghĩa với việc giá trị danh mục bất động sản của các tổ chức tài chính gia tăng. Điều này, về mặt lý thuyết, đem lại cho các ngân hàng nhiều nguồn vốn đệm để cho vay.

Giá nhà ở bắt đầu bình ổn khi doanh số mua nhà tăng nhờ chương trình tín thuế của Đạo luật phục hồi. Tuy nhiên doanh số và giá nhà đã phần nào suy giảm trong một số tháng gần đây. Số nhà bị tịch thu vì người mua nhà không có khả năng chi trả đã lên tới 8.4 triệu đơn vị trong suốt cuộc suy thoái và vẫn đang trên đà gia tăng.

4. Lạm phát tương đối ổn định trong giai đoạn hiện nay

Mức lạm phát khiêm tốn (từ 1-2%/năm) là tương đối tốt cho nền kinh tế vì sự đóng góp của chỉ báo này đến đà tăng trưởng việc làm và lương bổng. Mức lạm phát ngoài tầm kiểm soát là rất nguy hiểm bởi khi đó đồng tiền mất giá. Giảm phát cũng nguy hiểm không kém bởi tình trạng này thường khiến số người thất nghiệp gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm.

Bất chấp đà leo thang của giá năng lượng đã khiến lạm phát gia tăng trong các thàng qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) luôn cho rằng không xuất hiện rủi ro lạm phát cao trong ngắn hạn và cơ quan này cũng đang theo dõi sát chiều hướng giá cả để nhận ra các tín hiệu của thời kỳ giảm phát. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng các khoản chi tiêu khổng lồ của chính phủ, xuất phát từ các gói giải cứu và kích thích, đồng nghĩa với việc lạm phát có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát nếu nền kinh tế phục hồi mà không có sự kiềm kẹp trong chi tiêu.

5. Lĩnh vực sản xuất tăng trưởng ảm đạm

Khi nhu cầu hàng hóa gia tăng, lĩnh vực sản xuất sẽ tạo ra công ăn việc làm, sản xuất nhiều sản phẩm hơn và tăng lượng hàng lưu kho. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến GDP nói riêng và sức khỏe của nền kinh tế nói chung.

Lĩnh vực sản xuất đã liên tiếp tăng trưởng trong 9 tháng qua sau khi suy giảm 17/18 tháng trước đó. Hàng lưu kho doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng và đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục mở rộng. Thế nhưng, hiện các nhà máy chỉ hoạt động 73% công suất, thấp hơn mức trung bình tới hơn 7%. Giới chuyên gia kinh tế cho tằng các nhà sản xuất cần tận dụng hết công sức tiềm tàng của mình trước khi bắt tay vào thuê thêm công nhân.

6. Chi tiêu khả quan hơn nhưng còn thận trọng

Chi tiêu cá nhân chiếm tới 70% GDP và là bộ phận cấu thành đơn lẻ lớn nhất đối với đà tăng trưởng kinh tế. Khi người tiêu dùng tự tin, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm hơn và thuê thêm nhân công. Tuy nhiên, tất cả các động cơ của nền kinh tế sẽ ngừng hoạt động khi người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng.”

Sau đà tăng mạnh của chi tiêu tiêu dùng trong quý III/2009 nhờ các chương trình hỗ trợ mua xe và nhà ở của chính phủ, chi tiêu đã trở lại suy yếu trong quý IV. Người tiêu dùng vẫn còn thận trọng về nền kinh tế, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn dao động trên mức 9%. Nhiều nhà kinh tế tin tưởng rằng người tiêu dùng sẽ tiếp tục tiết kiệm và vay mượn ít hơn trong thời gian tới.

7. Thị trường chứng khoán

Hầu hết các quỹ hưu trí như kế hoạch 401(k) và IRAs tăng trưởng và suy giảm dựa trên diễn biến giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu thường được xem là một chỉ báo tương lai đối với sức khỏe của toàn bộ thị trường và nền kinh tế.

Giá cổ phiếu đã liên tiếp phục hồi trong nhiều tháng trước khi bước vào Tháng 5 nhờ sự cải thiện trong lợi nhuận doanh nghiệp và nền kinh tế. Thông thường các dự báo về thị trường có mức độ tin cậy khá thấp. Nhiều nhà phân tích cho tằng giá cổ phiếu đã bị thổi quá cao và thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh.

8. Suy thoái lâu nhất trong lịch sử

Suy thoái là một phần của chu kỳ kinh tế, nhưng thường đem lại không ít khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mức độ và thời gian của các cuộc suy thoái khác nhau và khác nhau và đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh cãi về việc chính phủ nên làm gì để nhanh chóng khắc phục đà suy giảm kinh tế.

Nhiều chuyên gia tin tưởng rằng nền kinh tế cuối cùng cũng bước vào giai đoạn phục hồi, kết thúc cuộc suy thoái dài nhất và đen tối nhất kể từ thời đại Khủng hoảng. Điều đó không đồng nghĩa với việc mọi chuyện trở nên sáng sủa hơn đối với hầu hết các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một đợt phục hồi thường bắt đầu tại đáy của một cuộc suy thoái.

Theo Vietstock




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,549.205,089.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,612.304,132.30
100g ABC Bullion Bar
14,734.1013,274.10
1kg ABC Bullion Silver
1,733.701,333.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 101
  • Truy cập hôm nay: 1741
  • Lượt truy cập: 8848241