Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Mỹ không phải Hy Lạp!
2010-05-31 08:21:57


Sự thật là Mỹ không phải Hy Lạp, và dù gì đi chăng nữa, bài học từ Hy Lạp không phải giống những gì bao lâu nay người ta lầm tưởng.

Cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp khiến một số người, những người đang phản đối cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe hay chờ đợi một lý do để dỡ bỏ hệ thống an sinh xã hội, rất rất vui mừng.

Đâu đâu cũng thấy những bài bình luận giả bộ khách quan khẳng định rằng Hy Lạp hôm nay là tương lai của nước Mỹ trừ khi Mỹ thôi làm tất cả những gì đang rất cần thiết.

Tuy vậy, sự thật là Mỹ không phải Hy Lạp, và dù gì đi chăng nữa, bài học từ Hy Lạp không phải giống như những gì đám người kia muốn dân chúng phải tin.

Cả hai nước gần đây đều chịu thâm hụt ngân sách nặng nề, gần bằng nhau nếu tính theo phần trăm GDP.

Tuy vậy thị trường lại  đối xử rất khác: lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp cao hơn gấp đôi trái phiếu Mỹ, vì nhà đầu tư thấy có nhiều nguy cơ Hy Lạp sẽ không trả nợ hơn trong khi gần như không e ngại nước Mỹ sẽ bùng nợ.

Vì sao vậy?

Lý do thứ nhất là  mức độ nợ của Mỹ, tức là số đã nợ trên số nợ vay mới, thấp hơn nếu tính theo phần trăm GDP. Thực tế là đáng lẽ nợ  của Mỹ còn thấp hơn.

Mỹ đã có thể thỏai mái đối phó với tình thế hiện nay hơn nếu không phải quá nhiều tiền đã bị phung phí để cắt giảm thuế cho người giàu hay gây chiến khắp thế giới. Nhưng Mỹ vẫn bước vào cuộc khủng hoảng lần này với vị thế tốt hơn Hy Lạp nhiều.

Quan trọng hơn là Mỹ  có đường hướng hồi phục kinh tế rõ ràng hơn, còn Hy Lạp thì không.

Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng kể từ mùa hè năm ngoái nhờ có các chính sách nới lỏng tài khóa tiền tệ của FED. Ước gì tăng trưởng có thể nhanh hơn; tuy vậy, cuối cùng thì nó cũng tạo ra việc làm và giúp chính phủ thu được thêm thuế.

Hiện giờ, doanh thu từ thuế  của chính phủ đang tăng mạnh đúng như dự kiến của Cơ quan Ngân sách Quốc hội.

Đặt dự báo đó bên cạnh các chính sách của chính quyền Obama ắt hẳn sẽ đi đến kết luận rằng thâm hụt ngân sách sẽ giảm mạnh trong vài năm sắp tới.

Mặt khác, Hy Lạp nhìn đâu cũng thấy vướng. Thời mọi chuyện còn tốt đẹp, vốn còn đổ vào ào ạt, giá cả và chi phí ở Hy Lạp tăng vượt xa phần còn lại của Châu Âu.

Nếu Hy Lạp vẫn còn giữ  đồng tiền của mình, nước này có thể phục hồi năng lực cạnh tranh bằng cách phá giá đồng tiền.

Nhưng đồng tiền riêng đã không còn, chuyện rời bỏ đồng euro vẫn bị coi là điều không thể có nên Hy Lạp sẽ đối mặt với hàng năm trời giảm phát thê thảm cùng tăng trưởng kinh tế thấp hay thậm chí bằng không.

Vì thế cách duy nhất giảm thâm hụt là cắt giảm ngân sách mạnh tay, và  nhà đầu tư vẫn hoài nghi liệu động thái ấy có diễn ra thật hay không.

Ngoài ra cũng nên chú ý  rằng Anh Quốc có tình hình ngân sách tồi tệ hơn Mỹ nhưng không sử dụng đồng euro như Hy Lạp lại vẫn được vay với lãi suất thấp khá thấp. Có đồng tiền của riêng mình có vẻ cũng tạo ra sự khác biệt.

Nói tóm lại, Mỹ không phải Hy Lạp. Mỹ có thể đang chịu thâm hụt ngân sách đáng kể, nhưng tình hình kinh tế mà theo đó là viễn cảnh tài khóa vẫn tốt hơn nhiều.

Dù vậy, ngân sách Mỹ  vẫn có vấn đề trong dài hạn. Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở đâu? “Nhu cầu của dân Mỹ vượt quá khả năng chi trả của họ” là một lý do thường thấy. Tuy vậy, lý do này hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, “dân Mỹ” ở  đây là những ai? Hãy nhớ rằng cắt giảm thuế chỉ có lợi cho thiểu số giàu có: nếu cắt giảm thuế thời Bush được duy trì vĩnh viễn thì 39% lợi lộc từ nó rơi vào túi số 1% giàu nhất.

 Và cũng nên nhớ rằng, thu thuế thấp hơn chi tiêu một phần cũng là một chiến lược chính trị có chủ đích: phe bảo thủ đã cố tình lấy mất nguồn thu của chính phủ rồi lại khăng khăng cắt giảm chi tiêu là cần thiết.

Trong khi đó, khi xem xét kỹ  những dự báo u ám về ngân sách trong dài hạn sẽ phát hiện ra rằng chúng không phải hậu quả  của việc chi tiêu bừa bãi.

Thay vào đó, chúng chỉ  phàn ánh một điều: giả định rằng chi phí  chăm sóc y tế sẽ tăng trong tương lại giống như nó đã tăng trong quá khứ.

Điều đó cho thấy điểm cốt yếu khi giải quyết vấn đề ngân sách trong tương lai là nâng cao hiệu quả hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Đó cũng chính là những gì chính quyền Obama đang cố thực hiện, dù cho những người đang la lối về vấn đề thâm hụt ngân sách cũng chính là những người phản đối mạnh mẽ nhất cải cách y tế.

Đây mới là thực tế: viễn cảnh ngân sách của Mỹ vài năm sắp tới không xấu. Ngân sách Mỹ trong dài hạn có một vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải quyết bằng cả cải cách y tế và các biện pháp khác, có lẽ gồm cả tăng thuế vừa phải.

Nhưng người Mỹ nên phớt lờ những kẻ giả bộ có trách nhiệm với ngân sách nhưng mục đích cuối cùng là phá  hủy mô hình nhà nước phúc lợi, những kẻ  đang sử dụng những cuộc khủng hoảng ở đâu đó để hù dọa buộc người Mỹ phải làm theo điều họ muốn.

Theo Dantri




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,553.905,093.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,616.204,136.20
100g ABC Bullion Bar
14,746.7013,286.70
1kg ABC Bullion Silver
1,734.301,334.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 221
  • Truy cập hôm nay: 1872
  • Lượt truy cập: 8848372