Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Doanh nghiệp da giày tìm chỗ đứng trong nước
2010-04-26 09:05:13

Có doanh nghiệp đã “né” sản xuất giày mũ da, giày da và thay thế bằng sản xuất các mặt hàng giày vải xuất khẩu và quay trở lại thị trường bán lẻ nội địa.

Công ty giày Duy Hưng, tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất, gia công giày xuất khẩu với công suất trên 5 triệu đôi/năm. Từ cuối năm 2009, công ty có kế hoạch sản xuất cho thị trường nội địa và bước đầu ký được một số hợp đồng cung cấp giày thể thao cho trường học và sắp tới đưa giày da thời trang vào kinh doanh như thỏa thuận với một hệ thống siêu thị ở TPHCM dưới thương hiệu Duy Hưng.

Thị phần nội địa lớn nhưng khó nắm giữ

Ông Hà Duy Hưng, Giám đốc công ty giày Duy Hưng cho biết, nắm thị phần giày dép nội địa là định hướng sản xuất lâu dài cho công ty, tuy nhiên không dễ để thực hiện điều này.

Theo Hiệp hội da giày TPHCM, doanh nghiệp da giày Việt Nam đang dần mất thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là ở các nước EU từ sau sự kiện giày mũ da bị áp thuế chống bán phá giá và bỏ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập đối với giày da Việt Nam nhập khẩu vào EU.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội da giày TPHCM cho biết, đơn hàng từ EU trước đây vẫn luôn chiếm tỷ trọng từ 75% trở lên đối với doanh nghiệp gia công, xuất khẩu da giày Việt Nam. Nhưng thời gian gần đây, các đơn hàng đã có xu hướng chuyển sang các nước Indonesia, Campuchia, nơi có lợi thế cạnh tranh về giá so với Việt Nam.

Do tình hình này, có doanh nghiệp đã “né” sản xuất giày mũ da, giày da các loại và thay thế bằng sản xuất các mặt hàng giày vải xuất khẩu, và cũng đồng thời tính cách quay trở lại thị trường bán lẻ nội địa với mức tiêu thụ vào khoảng 130 triệu đôi giày, dép/năm, cạnh tranh với giày nhập, nhiều nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, hiện đang chiếm lĩnh 70-80% thị trường (thống kê của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam).

Giám đốc một công ty giày ở tỉnh Bình Dương cho biết, mặc dù đơn giá làm giày dép nội địa cao và hấp dẫn hơn so với gia công xuất khẩu nhưng trở ngại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu là đơn hàng cho thị trường nội địa tối đa chỉ ở mức vài trăm đôi/đơn hàng, trong khi công suất các dây chuyền “chạy” cho đơn hàng xuất khẩu thường là hàng ngàn đôi. Ngoài ra, các khuôn kích cỡ rất khác nên sẽ phải thiết kế, thay đổi dây chuyền nếu muốn làm hàng nội địa.

“Vẫn còn nhiều cái khó khác đối với doanh nghiệp trong ngành khi muốn chinh phục thị trường”, vị giám đốc này nói.

Yếu từ khâu thiết kế, mẫu mã… đến phân phối bán lẻ

Trong một hội thảo mới đây do Cục Xúc tiến Thương mại của Bộ Công Thương tổ chức, đại diện ngành da giày và dệt may nhận định rằng đa số doanh nghiệp trong ngành đều tập trung vào hàng gia công xuất khẩu, vì vậy đầu tư cho khâu thiết kế, tạo mẫu đều ở mức rất kém. Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất theo mẫu mã đã được ấn định bởi nhà nhập khẩu, riêng phân khúc thị trường nội địa có rất ít công ty có riêng đội ngũ thiết kế, nghiên cứu thị trường.

Thậm chí một số kế hoạch hợp tác giữa các công ty, các viện mẫu để thiết kế, đưa ra xu hướng trong nước trước đây cũng gặp thất bại vì thiếu hợp tác.

Theo một thành viên câu lạc bộ thiết kế da giày của Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), cách thức làm mẫu giày phổ biến nhất hiện nay để tạo ra những mẫu có khả năng chạy theo và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng là từ quan sát và sao chép. Kiểu dáng được người tiêu dùng tại các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, mua sắm, tụ điểm giải trí… sử dụng nhiều nhất sẽ được người làm thiết kế quan sát để về thêm thắt thiết kế rồi sản xuất, đưa ra thị trường.

Với cách tư duy sao chép, bắt chước mẫu mã như vậy, theo các chuyên gia, rất khó để ngành da giày Việt Nam có những bước đi vững chắc trong tương lai.

Trong việc xây dựng kênh phân phối, bán lẻ, đơn cử như ở thị trường TPHCM, theo ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội da giày TPHCM, hiện chỉ có một số điểm bán sỉ, lẻ từ chợ Bình Tây, chợ An Đông, các cửa hàng giày trên các tuyến đường Pasteur, Lý Chính Thắng, thương xá Tax, Giày Việt Plaza… Đối với các doanh nghiệp giày da vừa và nhỏ hay các nhà xuất khẩu hiện nay, xây dựng mạng lưới bán lẻ khá khó khăn do thiếu vốn đầu tư vào mặt bằng, marketing, nhân lực...

Một số công ty xuất khẩu có năng lực hiện có kế hoạch liên kết với hệ thống siêu thị để phân phối hàng hóa của mình. Ông Khánh cho biết, riêng Hiệp hội giày da TPHCM vừa qua cũng đã có thỏa thuận liên kết với hệ thống siêu thị Vinatext Mart gồm 56 điểm bán của tập đoàn Dệt may Việt Nam và sẽ đưa nhiều loại giày dép từ thể thao đến thời trang của của một số doanh nghiệp thành viên vào bán trong hệ thống này trong năm nay.

 

Theo Thái Hằng

TBKTSG

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,205.604,805.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,323.303,933.30
100g ABC Bullion Bar
13,859.5012,709.50
1kg ABC Bullion Silver
1,668.501,318.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 101
  • Truy cập hôm nay: 3210
  • Lượt truy cập: 8619761