ECB lên tiếng cảnh báo rằng, sự biến dạng của kinh tế toàn cầu do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra có nguy cơ sẽ tiếp tục gia tăng và tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục kinh tế trên toàn thế giới. ECB cho biết, ngân hàng này lo sợ rằng chính phủ các nước vẫn chưa làm hết sức để đưa kinh tế toàn cầu trở về con đường phục hồi bền vững, mặc dù các nước đã tung ra hàng loạt chính sách kích thích ra trong năm 2009 vừa qua.
ECB tỏ ra khá dè dặt đối với cuộc chiến tiền tệ Trung - Mỹ. ECB cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế của cả 16 quốc gia trong khu vực eurozone "vẫn duy trì chặt chẽ với sự cân bằng bên ngoài", mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng tình trạng thặng dư thương mại của Đức - nền kinh tế lớn nhất trong khu vực - sẽ kìm hãm viễn cảnh tăng trưởng các nền kinh tế còn lại trong khu vực.
Kể từ khi khủng hoảng tài chính thế giới bùng nổ vào tháng 8/2007, lo ngại về sự bất cân bằng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt là trước tình trạng thâm hụt tài khoảng vãng lai của Mỹ, đi kèm với nó là thặng dư thương mại Trung Quốc đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Sự bất cân bằng giữa các nền kinh tế thế giới có vẻ như đã thu hẹp lại kể từ khi khủng hoảng bùng nổ. Tuy nhiên, ECB tin rằng khuynh hướng này chỉ là tạm thời. Các nhân tố mang tính chất chu kỳ dẫn tới sự thu hẹp bất cân bằng kinh tế trong thời gian qua, ví dụ giá cả dầu mỏ và một số loại hàng hóa trên các thị trường giao dịch thế giới, đã bắt đầu thay đổi.
Thêm vào đó, sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng cũng được mở rộng, nhất là khi các nước mởi nổi trở thành nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ECB cho biết thêm.
Vanginfo.vn
|