Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Anh: Trung Quốc - “vật hy sinh” của kinh tế Mỹ?
2010-04-05 16:29:05

Theo bài báo, những vướng mắc của Mỹ về “vấn đề Trung Quốc” hiện nay đã lên tới cao trào.

Từ vụ Google đến đồng Nhân dân tệ, Mỹ đều quy kết mọi vấn đề khiến Mỹ đau đầu là do Trung Quốc gây ra. Đáng tiếc rằng, điều này vừa phản ánh Mỹ đang tìm kiếm một “vật hy sinh” trên con đường chính trị, lại vừa phản ánh một chính sách kinh tế vụng về. Hai thứ này kết hợp với nhau có thể gây tổn hại vô cùng lớn.

Áp lực chính trị bắt nguồn từ sự bất an của các công nhân Mỹ. Sau khi việc tăng lương thực tế trải qua hơn 10 năm nay bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong thời gian vừa qua, nguồn lao động Mỹ đang đứng trước áp lực chưa từng có. Có thể lý giải rằng, các cử tri cần một phương án giải quyết. Họ được thông báo rằng, tất cả đều do thâm hụt thương mại, họ đưa ra những minh chứng chính xác từ việc sản xuất bị tổn thất nghiêm trọng thế nào đến đối thủ cạnh tranh nước ngoài ở đâu. Sau khi quy kết nguyên nhân thâm hụt thương mại chiếm tới 39% GDP của quốc gia này trong năm 2008 – 2009 đều là do Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ gây ra, phía Washington kiên quyết cho rằng, chỉ khi có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh, công nhân Mỹ mới được hưởng lợi.

Mặc dù luận điệu này xem ra thu hút rất nhiều người, nhưng nó lại là cơ sở của một chính sách kinh tế vụng về. Năm 2008 – 2009, Mỹ đều có thâm hụt thương mại với hơn 90 nước. Điều này có nghĩa là, thâm hụt thương mại của quốc gia này là đa phương. Tuy nhiên, dưới sự ủng hộ và thúc giục của các chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại Mỹ, Washington đang cổ xúy một phương án giải quyết song phương – Hoặc là nâng giá đồng Nhân dân tệ, hoặc là đánh thuế phạt các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trên diện rộng.

Dùng phương án song phương để giải quyết vấn đề đa phương dường như là một việc không khả thi. Từ phi vấn đề thâm hụt thương mại đa phương được giải quyết, nếu không, sự can thiệp mang tính song phương chỉ có thể khiến một quốc gia nào đó thế chân Trung Quốc chiếm thị phần từ sự mất cân bằng quốc tế tại Mỹ. “Quốc gia nào đó” này rất có thể có chi phí sản xuất cao hơn Trung Quốc, từ đó trên thực tế đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng Mỹ vốn đang trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng.

Nếu Mỹ nhìn thẳng vào nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng thâm hụt thương mại đa phương ở mức khổng lồ, nước này sẽ nhận được nhiều lợi thế. Vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Mỹ chính là dự trữ, chứ không phải là Trung Quốc. Năm 2009, tiêu chí phổ biến nhất dùng để đo dự trữ nội địa Mỹ là tỷ lệ dự trữ ròng của người dân Mỹ đã giảm xuống mức thấp mới âm 2,5%. Điều này đồng nghĩa, Mỹ cần phải cung cấp vốn từ khoản dự trữ nguồn thu hút vốn nước ngoài dư thừa cho tăng trưởng tương lai sau này, cần phải tích lũy thậm hụt các tài khoản thông thường và thâm hụt thương mại để thu hút vốn nước ngoài. Kết quả là, đối với một nền kinh tế dự trữ không đủ, mất cân bằng thương mại đa phương ở quy mô lớn là số phận không thể tránh khỏi.

Đúng là Trung Quốc đang chiếm một phần lớn trong thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các nước. Nhưng điều này là do các doanh nghiệp Mỹ với chi phí cao đều lần lượt chuyển sang Trung Quốc, coi Trung Quốc là một phương án giải quyết nước ngoài với chi phí thấp, hiệu quả cao. Nó còn phản ánh sự ưa chuộng của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Đương nhiên, Trung Quốc cũng không hẳn là một nước không có vấn đề. Cũng giống như Mỹ, quốc gia này cùng với một số nước còn lại khác cũng đang tồn tại sự mất cân bằng với quy mô lớn – thặng dư các tài khoản thông thường. Là một công dân toàn cầu chịu trách nhiệm, Mỹ cần phải giải quyết vấn đề dự trữ không đủ của mình, đồng thời, các nước trên thế giới có đầy đủ lý do mong đợi Trung Quốc giảm số dự trữ dư thừa của mình.

Tuy nhiên, những điều chỉnh này cần phải tiến hành trong khuôn khổ đa bên, bởi vì mất cân bằng là đa bên. Trung Quốc chỉ là giống một trong hơn 90 quốc gia có thâm hụt thương mại với Mỹ, thương mại Trung – Mỹ cho đến nay chỉ chiếm 12% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với nước ngoài, dùng phương án song phương xoay quanh hai nước để giải quyết sự mất cân bằng đa phương là một cách làm sai lầm.

Nhưng một số nhà kinh tế Mỹ vẫn cho rằng, nâng giá đồng NDT không chỉ tạo thêm hơn 1 triệu cơ hội việc làm cho Mỹ, mà còn sẽ tiếp thêm sinh lực mới cho sự phục hồi toàn cầu, nếu không sự phục hồi sẽ bị không đủ lực. Các chuyên gia kinh tế không nên hồ đồ như vậy, bởi vì sự biến động giá cả ở mức tương đối này là một trò chơi được mất ngang nhau. Chỉ là họ đang chia cắt lại miếng bánh và không thay đổi sự to nhỏ của nó mà thôi.

Sự điều chỉnh tỳ giá giữa hai quốc gia bất kỳ đều không phải là liều thuốc vạn năng để điều trị sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu. Trái lại, thứ mà chúng ta cần là điều chỉnh tình hình dự trữ toàn cầu, Mỹ cần phải giảm thâm hụt, nâng cao dự trữ cá nhân, còn Trung Quốc thì phải kích thích tiêu dùng cá nhân nội địa.

Việc Washington coi Trung Quốc là vật hy sinh có thể đẩy thế giới xuống bờ vực nguy hiểm. Tình trạng này có lẽ không phải là lần đầu tiên xuất hiện, nhưng hậu quả sai lầm này dẫn đến những va chạm thương mại và chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến khủng hoảng năm 2008 – 2009 càng lún sâu hơn.

Theo Vitinfo.com




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,190.104,790.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,310.403,920.40
100g ABC Bullion Bar
13,818.1012,668.10
1kg ABC Bullion Silver
1,668.901,318.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 96
  • Truy cập hôm nay: 366
  • Lượt truy cập: 8620664