Những tin tức thời gian gần đây đưa ra một bức tranh tương phản: trong khi Thái Lan và Đài Loan công bố mức tăng trưởng kinh tế quý IV năm 2009 lần lượt là 15,3% và 18%, thì Đức hầu như không có tăng trưởng.
Động lực duy nhất giữ cho nền kinh tế Đức không rơi vào suy thoái là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của ngành sản xuất công nghiệp.
Olivier Blanchard, kinh tế gia trưởng của IMF, nhận xét: “Suy thoái diễn ra đồng đều, nhưng tốc độ phục hồi ngày càng cách biệt.”
Chúng ta hãy cùng thực hiện một chuyến tham quan để xem xét quá trình hồi phục của các quốc gia trên thế giới.
Điểm dừng chân đầu tiên là các nước phát triển – Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Chưa nền kinh tế nào trong số này trở lại trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn, nhưng Mỹ đang thể hiện sự phục hồi ấn tượng hơn cả.
Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhờ liều thuốc kích thích hỗn hợp tài khóa và tiền tệ cùng với chất gây hưng phấn là sự hăm hở của các doanh nghiệp bổ sung lại lượng hàng tồn kho cạn kiệt.
Tuy nhiên, so với những lần phục hồi hậu suy thoái trước đây thì tốc độ tăng này không phải là nhanh.
Người tiêu dùng Mỹ trở nên tằn tiện hơn và hạn chế chi tiêu, các ngân hàng hạn chế cho vay ra, nhà tuyển dụng hạn chế thuê mướn nhân công, còn chính phủ thì buộc phải hạn chế tung ra các gói kích thích khác.
Song các chuyên gia của J.P Morgan Chase vẫn lạc quan tiên đoán rằng GDP của Mỹ sẽ trở lại mức trước suy thoái vào giữa năm 2010. Trong khi đó, châu Âu và Nhật Bản sẽ không thể đạt được điểu tương tự cho đến năm 2012.
Có vẻ như kinh tế châu Âu vẫn đang suy yếu. Suy thoái vẫn tiếp diễn nặng nề hơn tại đây, trong khi các chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ không đủ quyết liệt như ở Mỹ và Trung Quốc.
Các doanh nghiệp châu Âu phụ thuộc nhiều vào ngân hàng hơn các công ty của Mỹ, và các ngân hàng châu Âu lại không bị bắt buộc công khai những khoản lỗ cũng như nhanh chóng thúc đẩy lưu thông vốn.
Tiếp đến là những tội đồ của châu Âu, những quốc gia vay mượn kiểu “bóc ngắn cắn dài” đang phải ăn năn hối lỗi: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai-len và Bồ Đào Nha.
Vì chấp nhận sử dụng một đồng tiền chung – đồng euro, họ phải trao quyền định đoạt lãi suất cho ngân hàng trung ương châu Âu mà không thể cắt giảm lãi suất hay phá giá tiền để thúc đẩy xuất khẩu.
Giờ đây, họ gần như đã mất khả năng vay vốn giá rẻ để chống đỡ cho nền kinh tế yếu kém của mình.
Chỉ còn lại duy nhất một lựa chọn khó khăn: thắt chặt ngân sách chính phủ và giảm giá nhân công để giá hàng xuất khẩu cạnh tranh hơn.
Nhật Bản gặp phải khó khăn lớn hơn. Giống như các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu khác, nước này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi người Mỹ giảm chi tiêu. Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật của Mỹ năm 2009 giảm 31%.
Tuy vậy, nhờ lợi thế gần gũi về địa lý, Nhật Bản đang thu lợi đang kể từ Trung Quốc. Năm ngoái, xuất khẩu của Nhật sang quốc gia đông dân nhất thế giới này vượt qua kim ngạch xuất sang Mỹ, khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Bộ tài chính Nhật Bản vừa cho biết lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tháng một năm nay tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù có ít nhiều khác biệt giữa các quốc gia trên, nhưng vấn đề lớn nhất đối với họ đều như nhau: khi các gói kích thích tài khóa hết hiệu lực và ngân hàng trung ương nâng dần lãi suất lên trên mức thấp bất thường hiện nay, liệu lượng cầu từ phía người tiêu dùng và các doanh nghiệp có tăng trở lại và duy trì được đà hồi phục hay không?
Tiếp tục hành trình, chúng ta dạo bước qua các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Không chỉ thoát khỏi suy thoái, họ đang vươn dậy và đi lên.
Trung Quốc là người dẫn đầu, thể hiện ưu thế của một chính phủ chuyên quyền có thể nhanh chóng bơm những liều kích thích kinh tế khổng lồ và ra lệnh cho ngân hàng giải ngân vốn.
Chính sách này thành công đến nỗi giờ đây ngân hàng trung ương nước này đang phải hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm tránh cho nền kinh tế khỏi kích thích quá mức và ngăn chặn các loại bong bóng tài sản.
Những quốc gia láng giềng cũng được hưởng lợi, họ đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc và thu hút khách du lịch từ nước này để bù lại xuất khẩu vào Mỹ bị suy giảm.
Trong số các nền kinh tế châu Á, những nước có liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Đài Loan, Malaysia, Singapore có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Người tiêu dùng châu Á cũng ngày càng mạnh tay hơn. Ví dụ như doanh số bán xe hơi ở Malaysia tháng 1 tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, ở Ấn Độ là 50%. Trong khi đó, con số này ở Mỹ chỉ là 6%.
Có một cột mốc quan trọng đã bị vượt qua một cách lặng lẽ trong cuộc khủng hoảng: người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi, với số lượng đông đảo và khá giả hơn nhiều so với vài thập niên trước đây, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại đã vượt qua người tiêu dùng Mỹ về tổng mức chi tiêu.
J.P Morgan dự tính chi tiêu của người tiêu dùng tại các thị trường mới nổi sẽ chiếm khoảng 34% tiêu dùng toàn cầu trong năm nay, người Mỹ chỉ chiếm 27%. 20 năm trước đây, các tỷ lệ này lần lượt là 23% và 29%.
Bruce Kasman, kinh tế gia của J.P. Morgan, phát biểu: “Không quá khi nói rằng người tiêu dùng của các thị trường mới nổi trong năm 2009 đã thay thế vai trò của người tiêu dùng Mỹ đối với thế giới năm 1998”
Tuy vậy, một mình châu Á không thể kéo cả thể giới đi lên. Các nền kinh tế này vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nghĩa là họ vẫn đang theo dõi, chờ đợi và hy vọng vào sự hồi sinh của chi tiêu tiêu dùng cũng như đầu tư của các nền kinh tế phát triển.
Vanginfo.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,555.70 | 5,085.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,617.80 | 4,127.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,751.60 | 13,251.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,755.60 | 1,355.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 93
- Truy cập hôm nay: 3730
- Lượt truy cập: 8837816