Mục tiêu ưu tiên hàng đầu vẫn là tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao vì đến năm 2010 dự kiến quy mô GDP mới đạt 106 tỷ USD, bình quân đầu người 1.200 USD.
Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang tăng trưởng 3,1% vào năm 2010 sau khi đã suy giảm 1,1% năm 2009. Nhưng WB mới dự báo kinh tế thế giới 2010 chỉ tăng trưởng 2,7% sau khi suy thoái 2,2% năm 2009 với cảnh báo khả năng suy thoái kép.
Rõ ràng, kinh tế thế giới 2010 còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, đặc biệt là những khó khăn trong thương mại do sự phục hồi của chủ nghĩa bảo hộ, biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền chủ chốt và khủng hoảng nợ do thâm hụt ngân sách của nhiều nước lên cao sau khi ồ ạt kích thích kinh tế trong năm 2009. Thậm chí, Paul Krugman còn cảnh báo nguy cơ tái khủng hoảng trong năm 2010.
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu vẫn là tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao vì đến năm 2010 dự kiến quy mô GDP mới đạt 106 tỷ USD, bình quân đầu người 1.200 USD - mức trung bình thấp của thế giới. Và suốt từ thời kỳ đổi mới đến nay chưa năm nào Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên một con số. Để tăng trưởng cao và trong thời gian dài nhất có thể thì ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ thường xuyên, duy trì các cân đối vĩ mô là nhiệm vụ trung hạn và cơ cấu lại nền kinh tế thuộc nhiệm vụ trung dài hạn đảm bảo đến 2020 Việt Nam có một nền kinh tế có qui mô tương xứng với dân số khoảng 100 triệu và cơ cấu phù hợp với một nước công nghiệp phát triển nhanh.
Kiểm soát lạm phát trở thành trọng tâm trong ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, song gần đây việc duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế cũng đang nổi lên không kém phần quan trọng, do các mất cân đối vĩ mô đang ngày càng tích luỹ đến mức độ trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế không gian điều hành chính sách.
Từ tháng 12/2009, CPI lại tăng 1,38% - mức tăng cao nhất trong cả năm 2009 - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng lạm phát cao có thể quay trở lại vào năm 2010. Có nhiều khả năng diễn biến CPI hằng tháng năm 2010 sẽ lặp lại kịch bản 2004-2005 với lạm phát cả năm dừng ở một con số. Tuy nhiên, khả năng này có thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và cách thức điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô của VN.
Nếu tính quy luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức một con số. Nếu một hoặc một số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.
Trọng tâm trong ngắn hạn của chính sách tài khoá là giữ vững mức động viên vào ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng một phần tư GDP - không giảm nhưng cũng không được tăng để không tăng thêm gánh nặng huy động vào NSNN cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, giảm đến mức tối thiểu và tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về thành phần kinh tế trong cả thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN cũng như thụ hưởng các khoản chi NSNN và mang tính chất chi NSNN.
Ưu tiên thứ hai là giảm mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN trong dài hạn. Trước mắt, cần chấm dứt chính sách nới lỏng tài khoá nhất là nới lỏng thông qua tăng chi đầu tư phát triển, đồng thời xúc tiến chương trình cơ cấu lại chi NSNN theo hướng: (i) Ưu tiên đáp ứng đủ chi thường xuyên gắn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và cắt giảm thủ tục; (ii) chi đầu tư phát triển hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (iii) đảm bảo chi trả nợ đầy đủ, trong kế hoạch có thể bố trí trả nợ trước hạn. Mục tiêu mức thâm hụt NSNN năm 2010 có thể xuống dưới 6% thông qua giảm tỷ lệ chi NSNN so với GDP như dự toán, cắt giảm các công trình đầu tư khổng lồ có thời gian đầu tư dài.
Biểu đồ so sánh.
Bên cạnh đó, chính sách quản lý nợ, cả nợ công và nợ nước ngoài nên theo hướng không làm tăng quy mô nợ, đồng thời quản lý nợ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả cả vay và sử dụng các khoản nợ. Đặc biệt chú trọng quản lý rủi ro về vay nợ, vừa tránh tình trạng không phát hành được các công cụ nợ, vừa không sử dụng được nguồn thu từ các công cụ nợ đã phát hành như trong mấy năm gần đây.
Nếu chính sách tài khoá nên “trung tính” trong ngắn hạn và chủ động thóc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong trung dài hạn thì chính sách tiền tệ trở thành công cụ chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định vĩ mô. Tính linh hoạt và tính thị trường của chính sách tiền tệ cần được phát huy để thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu then chốt này.
Một mặt, tăng tổng tín dụng vẫn đã, đang và sẽ là nhân tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi các kênh tài chính khác cho doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có quan hệ hữu cơ với mở rộng tín dụng.
Chính sách tiền tệ 1996-2010.
Mặt khác, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát ở Việt Nam cũng có quan hệ biện chứng với tốc độ tăng tín dụng tuy có một độ trễ nhất định. Chính vì vậy, không nhất thiết phải kìm giữ tốc độ tăng tín dụng năm 2010 ở mức 25% mà có thể lên mức 30% song vấn đề quan trọng là hướng nguồn vốn tín dụng tới những khu vực kinh tế thật sự có hiệu quả trong trung và dài hạn, tránh chạy theo hiệu quả kinh tế ngắn hạn (chứng khoán, bất động sản...) có thể tạo ra “bong bóng” và gia tăng nợ xấu.
Chính sách lãi suất cũng cần được áp dụng linh hoạt và theo cơ chế thị trường. Lãi suất cơ bản, tái chiết khấu và tái cấp vốn được điều chỉnh linh hoạt kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở để giải quyết đồng thời hai bài toán, đảm bảo nguồn vốn có “giá cả” hợp lý để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng nóng và kiểm soát được lạm phát. Trong năm 2010 vẫn cần sử dụng lãi suất cơ bản (theo đó là trần lãi suất cho vay) như một công cụ quyết định để kiểm soát tổng tín dụng, thị trường tín dụng ngân hàng (huy động tiền gửi và cho vay) và cả thị trường liên ngân hàng theo đúng các nguyên tắc thị trường.
Để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nhất là kiểm soát nhập siêu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo các cân đối cán cân thương mại, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể, cân đối cân tiết kiệm đầu tư, cân đối tích luỹ tiêu dùng và quản lý nợ nước ngoài thì chính sách tỷ giá hối đoái giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
Biến động thị trường vàng và ngoại tệ năm 2010 có thể còn gay gắt hơn so với năm 2009 nếu chúng ta không chủ động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tốt kết hợp với kiểm soát được thâm hụt thương mại và thâm hụt cán cân thanh toán trong khi sự phục hồi kinh tế toàn cầu còn rất mong manh và tiềm ẩn không ít nguy cơ tạo ra những cơn chấn động không chỉ trên thị trường nguyên nhiên vật liệu cơ bản mà còn trên thị trường tài chính tiền tệ.
Dự kiến với các sức ép mất cân đối kinh tế giữa trong và ngoài nước, năm 2010, giảm giá VND là tất yếu song mức độ và thời điểm điều chỉnh giảm cần đồng bộ với chính sách quản lý ngoại hối và chính sách thương mại, đảm bảo không tạo ra các cú sốc đối với ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, không quá kỳ vọng vào việc giải quyết ngay những mất cân đối vĩ mô đã tích tụ trong khoảng 5 năm gần đây, nhất là chỉ thông qua công cụ đơn độc như điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Về chính sách quản lý thị trường giá cả cần rút ra bài học về cung cấp và công bố thông tin để đảm bảo ổn định một sè thị trường nhạy cảm như thị trường lương thực thực phẩm, giải quyết vấn đề giá một số sản phẩm sữa nhập khẩu… vừa đảm bảo các nguyên tắc thị trường, vừa bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời xác lập phương thức và hệ thống các công cụ để Nhà nước can thiệp vào những bộ phận thị trường khi cần thiết, không chỉ can thiệp vào mức tăng giá mà còn can thiệp vào mức giá. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện, than, nước sinh hoạt, cước vận tải,… cần thận trọng trong quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm.
Giá cả và lạm phát của Việt Nam năm 2010 phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu mà chúng ta đặt ra và lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mô để đạt được các mục tiêu đó, đến lượt mình, chính các mục tiêu cũng lại quyết định việc lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Chính vì vậy, lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô và lựa chọn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều cần hết sức thận trọng dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn cụ thể.
Theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh
VnExpress/Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,209.30 | 4,809.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,330.50 | 3,940.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,882.60 | 12,732.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,691.50 | 1,341.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 81
- Truy cập hôm nay: 1065
- Lượt truy cập: 8621363