Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thâm hụt ngân sách đe dọa vị thế siêu cường của Mỹ
2010-02-11 09:33:17

Trong bối cảnh ngân sách liên bang đang thâm hụt nặng nề, dư luận Mỹ đặc biệt lo ngại với hai dự báo của tổng thống, bởi chúng có thể thay đổi nền chính trị và sức mạnh của quốc gia giàu nhất thế giới.

 

Thứ nhất, thâm hụt ngân sách dự kiến trong năm tới sẽ chiếm gần 11% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đó là con số chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Trong cuộc nội chiến, Thế chiến I và Thế chiến II, Mỹ từng rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách khủng khiếp, nhưng tỷ lệ thâm hụt luôn nằm trong dự đoán và ngân sách sẽ cân bằng khi hòa bình trở lại và chi phí chiến tranh giảm xuống.

 

Nhưng con số thứ hai còn đáng lo ngại hơn. Theo tính toán lạc quan nhất của Tổng thống Barack Obama, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ không thể quay lại mức hợp lý trong vòng hơn 10 năm nữa. Tức là trong năm 2019 và 2020, tức là nhiều năm sau khi ông Obama rời chính trường kể cả nếu ông được hai nhiệm kỳ, thâm hụt sẽ bắt đầu tăng mạnh và chiếm tới tỷ lệ hơn 5% tổng sản phẩm quốc nội.

 

Đối với Tổng thống Obama và những người kế nhiệm ông, tác động của những dự báo này rất rõ ràng. Nếu không có sự tăng trưởng thần kỳ hay những thỏa hiệp chính trị kỳ diệu trong thập kỷ tới, các vị tổng thống sẽ không thể thực hiện các sáng kiến mới về đối nội. Nhưng điều đáng sợ hơn là rất có thể Mỹ đã bắt đầu hứng chịu “căn bệnh bội chi” đang hành hạ Nhật Bản suốt hàng chục năm qua. Do nợ tăng nhanh hơn so với thu nhập, ảnh hưởng của Mỹ trên khắp hành tinh sẽ có chiều hướng giảm dần.

 

Lawrence H. Summers, trưởng nhóm cố vấn kinh tế của ông Obama, từng đặt câu hỏi thế này trước khi làm việc cho chính phủ: “Liệu nước vay mượn nhiều nhất thế giới có thể duy trì vị trí siêu cường số một trong bao lâu?”.

 

Tổng thống Obama từng nói bóng gió tới mối lo ngại của ông vào đầu tháng 12 năm ngoái, khi ông công bố kế hoạch phái thêm 30.000 lính Mỹ tới Afghanistan, song nói rằng Mỹ không đủ khả năng tài chính để ở lại đất nước đó quá lâu.

 

“Sự thịnh vượng của nước Mỹ là nền tảng của sức mạnh mà chúng ta đang có. Nó giúp chúng ta xây dựng quân đội, chính sách đối ngoại”, ông phát biểu trước các học viên trong Học viện quân sự West Point.

 

Sau đó Obama giải thích tại sao ngay cả “một cuộc chiến tranh cần thiết” – cụm từ mà ông dùng để miêu tả cuộc chiến tại Afghanistan – không thể kéo dài quá lâu.

 

“Sứ mệnh của quân đội chúng ta tại Afghanistan không thể kéo dài vô thời hạn, vì nơi mà tôi quan tâm nhất chính là đất nước của chúng ta”, ông nói.

 

Cựu tổng thống George W. Bush liên tục cam kết – cho tới tận khi sắp hết nhiệm kỳ - rằng ông sẽ rời Nhà Trắng với một ngân sách cân bằng. Nhưng ông chưa bao giờ tới gần mục tiêu đó. Trên thực tế thâm hụt ngân sách tăng vọt trong năm những năm cuối trong thời kỳ cầm quyền của Bush.

 

Ông Obama dự đoán tình hình thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn do chính phủ phải tiếp tục chi tiền để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sau đó mức độ thâm hụt mới có khả năng giảm.

 

Trong một buổi phỏng vấn mới đây, ông Summers nói: “Trong ngắn hạn chúng ta buộc phải việc làm và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Còn trong trung hạn chúng ta phải thực hiện những biện pháp cần thiết để tăng lòng tin của người dân”.

 

Ông ám chỉ chủ trương hạn chế chi tiêu vào những lĩnh vực không liên quan tới an ninh quốc gia trong nước, nỗ lực giảm chi phí y tế và quyết định chấm dứt việc giảm thuế cho các doanh nghiệp và gia đình có thu nhập hơn 250.000 USD mỗi năm.

 

Nhưng Summers khẳng định Tổng thống Obama đã tìm mọi cách để thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra khủng hoảng.

 

Tuy nhiên, biến ý tưởng đó thành hành động khó hơn nhiều so với suy nghĩ của hệ thống chính trị tại Washington. Các nghị sĩ Cộng hòa hầu như im lặng về khoản nợ của Mỹ trong thời gian Bush nắm quyền. Phe Dân chủ mô tả khoản nợ đó là “sự sai trái cần thiết trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng”. Hầu như chẳng có ai quan tâm tới một giải pháp dài hạn cho khoản nợ. Isabel V. Sawhill, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Brookings, nhận xét: “Vấn đề ở đây không phải là sự chân thành, mà là quyết tâm chính trị”.

 

Một trong những nguyên nhân khiến các nghị sĩ thiếu quyết tâm chính trị là những cảnh báo chính trị trái ngược hoàn toàn với những tín hiệu của thị trường. Bộ Tài chính mới vay tiền để trang trải khoản thâm hụt ngân sách với mức lãi khá thấp. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất về việc các thị trường tài chính tin rằng chính phủ Mỹ sẽ trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

 

Nguyên nhân thứ hai khiến giới nghị sĩ thiếu quyết tâm chính trị là những dự đoán trong 10 năm tới không đáng tin cậy, theo nhận xét của giáo sư James K. Galbraith của Đại học Texas, Mỹ.

 

Nhận xét này hoàn toàn đúng. Trong những năm đầu dưới thời chính quyền của tổng thống Bill Clinton, chính phủ từng đưa ra dự đoán về khả năng thâm hụt ngân sách lớn – 3% vào năm 2000. Nhưng tới năm 2000 ngân sách đạt thặng dư ở mức 200 tỷ USD. Do đó, theo Galbraith, rất có thể dự đoán dành cho năm 2020 cũng sẽ sai.

 

Vanginfo.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,217.604,817.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,337.403,947.40
100g ABC Bullion Bar
13,904.8012,754.80
1kg ABC Bullion Silver
1,689.801,339.80
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 35
  • Truy cập hôm nay: 1095
  • Lượt truy cập: 8621393