Các nước phát triển đối mặt với nguy cơ nợ cao
2010-01-22 14:39:55
Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng giảm khoản nợ khổng lồ, Mỹ và một số nền nước lớn khác có thể sẽ buộc kinh tế thế giới phải bước vào thời kỳ thắt chặt và khiến tăng trưởng chậm chạp trong nhiều năm tới.
Nghiên cứu của Viện toàn cầu McKinsey cho thấy quá trình giảm bớt nợ, hay còn được các nhà kinh tế học gọi là hạ đòn bảy, sẽ khiến các nước Anh, Mỹ và Tây Ban Nha phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong số 10 nền kinh tế lớn.
Điều tra này cũng cho thấy tổng số nợ - bao gồm cả nợ công và nợ tư - tại Mỹ thấp hơn so với một số nền kinh tế lớn khác như Pháp, Ý và Hàn Quốc.
Charles Roxburgh, nhà kinh tế học tại London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nhận xét: "Sẽ là một quá trình dài còn chờ đợi phía trước để có thể giảm bớt quy mô của bong bóng tín dụng khủng lồ".
Dự đoán các nền kinh tế lớn sẽ giảm nợ và điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại trong một thời gian dài không phải là mới. Tuy nhiên điều tra này có đem lại đề xuất xem xét nền kinh tế để tìm ra khu vực nào đang có nợ nhiều và sẽ bị giảm trong những năm tới.
Nghiên cứu kết luận rằng các hộ gia đình tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha, và trong chừng mực ít hơn là Canada và Hàn Quốc sẽ rũ bỏ nợ. Khu vực nhà đất thương mại tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha cũng sẽ giảm nợ. Tại Tây Ban Nha, một phần khu vực tài chính và một số công ty, đặc biệt là công ty xây dựng, cũng sẽ phải trải qua quá trình này.
Trong khi đó, chính phủ nhiều nước sẽ phải cắt giảm nợ kỷ lục. Ông Roxburgh nhận xét rằng điều ngạc nhiên là tại phần lớn các nước, khối tài chính có hành động đối phó và giảm đòn bẩy rất nhanh. Điều này cho thấy các chính phủ nên thận trọng khi yêu cầu các ngân hàng tăng vốn bởi đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực tài chính mà tỷ lệ đòn bẩy vẫn cao. Tại Mỹ, các ngân hàng sẽ còn bị buộc phải chịu lỗ từ hoạt động nhà đất thương mại để giảm nợ hơn nữa, trong khi các ngân hàng Anh cũng phải giảm nợ để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường tiền tệ bán buôn. Các ngân hàng Tây Ban Nha nhỏ hơn cũng sẽ phải giảm nợ.
Lịch sử cho thấy quá trình giảm nợ sẽ bắt đầu khoảng hai năm sau khi khủng hoảng kinh tế kết thúc. Các nền kinh tế có thể giảm nợ bằng nhiều cách, bao gồm lạm phát, phá sản hay tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên đối với các nước phát triển hiện giờ giải pháp khả quan nhất là tiết kiệm, và quá trình này trong quá khứ thường kéo dài từ sáu đến bảy năm trong đó hai hoặc ba năm đầu kinh tế sẽ tăng trưởng yếu hoặc suy thoái.
Điều này có nghĩa là quá trình giảm nợ có thể đã bắt đầu tại Mỹ và châu Âu. Kể từ năm 1930, chỉ có một nước thoát được quá trình hạ đòn bẩy sau một đợt khủng hoảng tài chính là Nhật Bản sau khi bong bóng giá tài sản vỡ ra vào đầu thập kỷ 90. Kể từ đó, khoản nợ công tăng đã bù phải nợ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, trường hợp Nhật Bản cũng là một ví dụ cảnh báo. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đó của Nhật khá thấp và việc nợ nhà nước tăng lên 190% GDP chỉ có được là nhờ hơn 90% số nợ này là do nhà đầu tư trong nước nắm giữ, một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với bất cứ nước phát triển nào, ngoại trừ Canada và Hàn Quốc.
Với việc nợ công nhiều khả năng sẽ tăng lên khoảng 100% GDP tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha và một số nước khác, tình hình nợ này sẽ cao lên mức chỉ thấy sau chiến tranh.
Nghiên cứu của Viện toàn cầu McKinsey cho thấy quá trình giảm bớt nợ, hay còn được các nhà kinh tế học gọi là hạ đòn bảy, sẽ khiến các nước Anh, Mỹ và Tây Ban Nha phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong số 10 nền kinh tế lớn.
Điều tra này cũng cho thấy tổng số nợ - bao gồm cả nợ công và nợ tư - tại Mỹ thấp hơn so với một số nền kinh tế lớn khác như Pháp, Ý và Hàn Quốc.
Charles Roxburgh, nhà kinh tế học tại London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nhận xét: "Sẽ là một quá trình dài còn chờ đợi phía trước để có thể giảm bớt quy mô của bong bóng tín dụng khủng lồ".
Dự đoán các nền kinh tế lớn sẽ giảm nợ và điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại trong một thời gian dài không phải là mới. Tuy nhiên điều tra này có đem lại đề xuất xem xét nền kinh tế để tìm ra khu vực nào đang có nợ nhiều và sẽ bị giảm trong những năm tới.
Nghiên cứu kết luận rằng các hộ gia đình tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha, và trong chừng mực ít hơn là Canada và Hàn Quốc sẽ rũ bỏ nợ. Khu vực nhà đất thương mại tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha cũng sẽ giảm nợ. Tại Tây Ban Nha, một phần khu vực tài chính và một số công ty, đặc biệt là công ty xây dựng, cũng sẽ phải trải qua quá trình này.
Trong khi đó, chính phủ nhiều nước sẽ phải cắt giảm nợ kỷ lục. Ông Roxburgh nhận xét rằng điều ngạc nhiên là tại phần lớn các nước, khối tài chính có hành động đối phó và giảm đòn bẩy rất nhanh. Điều này cho thấy các chính phủ nên thận trọng khi yêu cầu các ngân hàng tăng vốn bởi đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực tài chính mà tỷ lệ đòn bẩy vẫn cao. Tại Mỹ, các ngân hàng sẽ còn bị buộc phải chịu lỗ từ hoạt động nhà đất thương mại để giảm nợ hơn nữa, trong khi các ngân hàng Anh cũng phải giảm nợ để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường tiền tệ bán buôn. Các ngân hàng Tây Ban Nha nhỏ hơn cũng sẽ phải giảm nợ.
Lịch sử cho thấy quá trình giảm nợ sẽ bắt đầu khoảng hai năm sau khi khủng hoảng kinh tế kết thúc. Các nền kinh tế có thể giảm nợ bằng nhiều cách, bao gồm lạm phát, phá sản hay tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên đối với các nước phát triển hiện giờ giải pháp khả quan nhất là tiết kiệm, và quá trình này trong quá khứ thường kéo dài từ sáu đến bảy năm trong đó hai hoặc ba năm đầu kinh tế sẽ tăng trưởng yếu hoặc suy thoái.
Điều này có nghĩa là quá trình giảm nợ có thể đã bắt đầu tại Mỹ và châu Âu. Kể từ năm 1930, chỉ có một nước thoát được quá trình hạ đòn bẩy sau một đợt khủng hoảng tài chính là Nhật Bản sau khi bong bóng giá tài sản vỡ ra vào đầu thập kỷ 90. Kể từ đó, khoản nợ công tăng đã bù phải nợ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, trường hợp Nhật Bản cũng là một ví dụ cảnh báo. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đó của Nhật khá thấp và việc nợ nhà nước tăng lên 190% GDP chỉ có được là nhờ hơn 90% số nợ này là do nhà đầu tư trong nước nắm giữ, một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với bất cứ nước phát triển nào, ngoại trừ Canada và Hàn Quốc.
Với việc nợ công nhiều khả năng sẽ tăng lên khoảng 100% GDP tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha và một số nước khác, tình hình nợ này sẽ cao lên mức chỉ thấy sau chiến tranh.
Nguồn: infotv.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,544.60 | 5,044.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,608.50 | 4,108.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,722.00 | 13,222.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,755.00 | 1,355.00 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 57
- Truy cập hôm nay: 545
- Lượt truy cập: 8834631