Kinh tế các nước Mỹ Latinh và triển vọng hợp tác kinh tế thương mại với VN
2010-01-20 14:25:09
Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn khu vực bị giảm tới 37%. Việc cung ứng cho thị trường vốn vay và tín dụng ở khu vực tư nhân gặp không ít khó khăn, còn tín dụng ngân hàng khu vực Nhà nước gặp không ít xáo trộn, không đáp ứng hết nhu cầu. Đến nửa cuối năm 2009, kinh tế Mỹ La tinh có dấu hiệu phục hồi dần dần. Các chỉ số sản xuất công nghiệp và xuât khẩu có chiều hướng đi qua điểm đáy. Hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, nhu yếu phẩm, giá nâng cao dần, quy mô trao đổi thương mại mở rộng. Một trong những nguyên nhân giúp kinh tế Mỹ la tinh kháng cự khá tốt với cuộc khủng hoảng, sớm hồi phục kinh tế hơn dự báo trước đây là do : a) Các nước đầu tầu có quy mô GDP lớn như Brazil (37% GDP Mỹ la Tinh), Achentia, Colombia…đã đúc rút bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng khoảng tài chính quốc tế và khu vực trước đây, có đối sách ứng phó kịp thời. b). Một số chính phủ kịp thời điều chỉnh chính sách vĩ mô hợp lý đối với các diễn biến của khủng hoảng nhằm ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, phát huy vài trò hệ thống ngân hàng trung ương đáp ứng nhu cầu cốt yếu của thị trường tài chính, hỗ trợ cho khu vực ngân hàng tư nhân vốn còn mỏng yếu nhằm tăng cường khả năng thanh toán, ổn đình tỷ giá hồi đoái. C). Đổi mới việc tiếp cận với nguồn vốn tài chính quôc tế, phục hồi thị trường chứng khoán, củng cố niềm tin các nhà đầu tư và khu vực sản xuất tư nhân.
Triển vọng và thách thức của nền kinh tế Mỹ La tinh : Nền kinh tế Mỹ la tinh có viễn cảnh phát triển khá tốt, sẽ đạt mức tăng trưởng GDP tới 4,1 % trong năm 2010 và còn ở mức cao hơn vào những năm tiếp theo. Tuy nhiên họ phải đối mặt với không ít thách thức để duy trì mức tăng trưởng bền vững như thời kỳ trước khủng hoảng diễn ra. Đa phần các nước Nam Mỹ có độ mở kinh tế rộng, quan hệ mật thiết với thị trường thế giới. Các nước như Brasil, Chile, Achentina, Mexico Peru, Colombia chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng GDP của toàn khu vực đã thực thi các biện pháp mạnh mẽ trong việc kích cầu nội địa. Các nước này có thị trường nội địa tiềm năng lớn, coi là động lực chính phát triển kinh tế, đang đa dạng hoá thị trường đầu ra nhất là tăng cường quan hệ kinh tế với Châu Á, nhất là với Trung Quốc, sẽ có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước khác còn lại trong khu vực. Tuy nhiên, đa phần các nước khu vực Trung Mỹ và Caribe còn chưa đa dạng hoá cao độ các đối tác thương mại, cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng còn tập trung nhiều vào các ngành chế tạo, thủ công, sử dụng nhiều lao động, sẽ gặp khó khăn trong bình ổn tài chính và tỷ gía hối đoái, mức tăng trưởng GDP sẽ chậm hơn. Một số nước còn thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối mỏng yếu, nợ nước ngoài tăng cao, các chỉ số y tế giáo dục và phát triển chon người đang tụt dốc.
Tiềm năng kinh tế nổi bật của khối Mỹ La tinh : Từ phân tích các điều kiện kinh tế xã hội, các nước Mỹ La Tinh có một số tiềm năng kinh tế nổi bật bao gồm:
Một là : Đây là một thị trường rộng lớn, với số dân hơn ½ tỷ người. Từ lâu khu vực Nam Mỹ có vai trò quan trọng như là sân sau của Bắc Mỹ.
Hai là : Khu vực này có diện tích đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng trọt cây lương thực, rau quả, chăn nuôi sản phẩm thịt sữa. Nguồn lao động dồi dào có lợi thế cạnh tranh, một bộ phận lao động có tay nghề khá tốt trong các ngành lắp ráp xe hơi, máy bay, điện máy và các sản phẩm chế tạo.
Ba là : Không chỉ là kho lương thực có thể cung cấp đủ cho toàn thế giới nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý đất đai nông nghiệp, Mỹ la tinh còn là nơi cung cấp nguồn tài nguyên dầu mỏ khí đốt, nguyên nhiên vật liệu chiến lược quý hiếm cho công nghiệp thế giới như quặng sắt thép, uran, thiếc, đồng, nguyên liệu da…Việt Nam có thể hợp tác sản xuất khai thác và nhập khẩu trực tiếp với gía cạnh tranh thay vì cho việc nhập khẩu giá cao các nguyên vật liệu các nước khác khi các nước đó cũng nhập khẩu từ Braxin, Achentina, Chile, Bolivia rồi tái chế bán lại trên thị trường, qua đó ta giảm bớt được tỷ lệ nhập siêu hiện nay.
Bốn là : Phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương nại với Mỹ La tinh không chỉ có lợi về kinh tế mà còn mang lại lợi ích chiến lược lâu dài về chính trị, giúp ta có thêm đa dạng đối tác, thêm nhiều đồng minh trên diễn đàn quốc tế khi xây dựng các nghị quyết quốc tế quan trọng, do khối Mỹ la tinh có nhiều nước, nhiều lãnh thổ có độc lập, chủ quyền ngang vai với bất kỳ một quốc gia nào khác.
Năm là : Các nước Mỹ La tinh có mức thu nhập bình quân đầu người GDP trung bình khá trên thế giới, cao hơn chỉ số này của khu vực Đống Nam Á. Thị hiếu tiêu dùng hàng hoá của đại bộ phận nhân dân lao động vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu từ nước ngoài, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của ta, không quá cao như ở các nước công nghiệp phát triển cao.
Sáu là : Quan hệ với Việt Nam mang đặc thù và bản chất quan hệ hợp tác giữa các nước thuộc vùng nam bán cầu với nhau hay còn là quan hệ giữa các nước Nam-Nam đang phát triển cùng có nhiều nét tương đồng trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước. Đối với ta, khi quan hệ giao dịch với khối nước này, nếu biết khai thác tâm lý của Bạn, sử dụng và phát huy đầy đủ các tiềm năng, ta sẽ tranh thủ được sự ủng hộ, cảm thông trong hoạt động và tăng cường hợp tác.
Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại của Việt Nam với Mỹ Latinh: Hiện nay khối lượng hàng hoá xuất khẩu của ta hàng năm tăng khá nhanh ở mức trên 1 tỷ USD/ năm, nhưng chiếm thị phần còn nhỏ bé. Nhìn chung thị trường khu vực các nước này vần còn là mới mẻ đối với các doanh nghiệp nước ta, chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và khai thác hết tiềm năng to lớn.
Hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào mặt hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như giày dép, ba lô, túi xách, nông sản, dầu thô, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, máy móc điện tử, đồ gỗ. Gần đây xuất khẩu một số mặt hàng điện- điện tử, cơ khí đã có xu thế tăng nhanh, đặc biệt hàng thuỷ sản như cá tra, basa lần đầu tiên đã thâm nhập vào thị trường Nam Mỹ như Braxin, Colombia được nhân dân ưa chuộng. Kim ngạch hai chiều Việt Nam – Mỹ Latinh có nhiều triển vọng đạt vài tỷ USD vào những năm 2015 khi nền khi tế thế giới hoàn toàn ra khỏi khủng hoảng và giới doanh nghiệp am hiểu đầy đủ về thị trường này. Khi đó, mức kim ngạch trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam với Braxin sẽ ngang hàng với các nước Thái Lan, Hàn quốc, Singapor, Malaixia khi nền công nghiệp của ta có nhiều cơ sở công nghệ mạnh, đạt năng xuất lao động cao, hàng hoá có hàm lượng chất xám nhiều, sản phẩm công nghiệp có thương hiệu mạnh để đạt bước nhảy vọt về chất trong quan hệ thương mại với Mỹ Latinh, khi đó ta có thể khắc phục tình trạng nhập siêu kéo dài trong nhiều năm.
Một số cơ hội mở ra cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước Mỹ la tinh:
Quan điểm của chúng ta là tiếp tục chính sách nhất quán nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với các nước Mỹ la tinh trên cơ sở bình đẳng, các bên đều có lợi. Phát triển quan hệ hợp với Mỹ la Tinh không chỉ có lợi về kinh tế mà mang lại lợi ích chiến lược lâu dài về chính trị giúp ta có thêm nhiều đối tác, đồng minh trên diễn đàn quốc tế và việc hình thành các nghị quyết quốc tế quan trọng do khối Mỹ Latinh có nhiều nước, nhiều lãnh thổ có độc lập, chủ quyền ngang vai với bất kỳ một quốc gia nào khác, chưa kể tới một số thị trường xuất khẩu quan trọng của ta ở các nước anh em như Cuba, Vênduela. Quan hệ với khối này mang đặc thù và bản chất quan hệ hợp tác Nam- Nam của các nước Nam bán cầu với nhau hay còn là quan hệ giữa các nước đang phát triển vì mục đích hoà bình, dân giàu nước mạnh.
Khi đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với Nam Mỹ, chúng ta sẽ :
- Trao đổi, tăng tích luỹ vốn và công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển CNH –HĐH nội tại của mỗi nước cũng như đáp ứng xu thế kinh tế hoá khu vực và toàn cầu hoá kinh tế.
- Đáp ứng chính sách đa dạng hoá thị trường, đối tác, ưu tiên hướng mạnh về phương Đông và các thị trường mới.
- Khai thác được tiềm năng của mỗi nước, học hỏi kinh nghiệp quản lý và bước đi CNH- HĐH.
- Đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ năng lượng, etanol của Braxin, hàng nông sản, thực phẩm, nguyên vật liệu của Achentina, Chile, Bolivia và khối Mercosur.
- Hợp tác năng lượng dầu khí (Vênduela, Bolivia, Brasil..)
- Nhập khẩu tận gốc, với giá ưu đãi, hạn chế bớt cạnh tranh nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Nam Mỹ.
- Vừa hợp tác vừa cạnh tranh, giảm căng thẳng đối đầu thương mại và giảm các vụ kiện chống bán phá giá va xung đột thương mại (giày dép, túi xách, thuỷ sản, cơ khí điện tử, máy công cụ…).
- Góp phần tích cực cải thiện quan hệ toàn diện về địa-chính trị- kinh tế giữa các khối nước đang phát triển trong đó có ASEAN mà Việt Nam là thành viên trụ cột với các khối nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe./.
Nguồn: vfinance.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,214.20 | 4,814.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,334.60 | 3,944.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,895.90 | 12,745.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,687.30 | 1,337.30 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 98
- Truy cập hôm nay: 2298
- Lượt truy cập: 8622596