“Lối thoát” cho nước Mỹ
2010-01-13 16:24:20
Trong bộ phim hoạt hình Winnie-the-Pooh có cảnh chú gấu Pooh được hỏi chú thích ăn bánh mì với mật ong hay sữa đặc. Chú đáp “cả hai”.
Nếu là một nhân vật đáng yêu dành cho thiếu nhi, ai cũng có thể làm vậy. Nhưng nếu một quốc gia hùng mạnh bắt đầu cư xử như trẻ con thì mọi chuyện lại khác.
Khi người Mỹ được hỏi họ muốn gì, thuế thấp, phúc lợi xã hội dồi dào hay bộ máy quân sự tối tân nhất thế giới, câu trả lời lại thường là “tất cả”.
Kết quả là nước Mỹ đang ngập trong nợ nần. Thâm hụt ngân sách 12% GDP có thể chấp nhận được như là để đối phó với khủng hoảng tài chính.
Điều đáng ngại là trong khi tiêu tiền họ lại chẳng đề ra nổi một kế hoạch kiểm soát thâm hụt đáng tin cậy trong trung hạn.
Hoa Kỳ sở hữu một sức mạnh ghê gớm cho phép chính phủ của nó có thể hoang phí vượt xa các quốc gia khác. Nhưng nếu Hoa Kỳ cứ chịu thâm hụt lớn đến vậy, sớm hay muộn quốc gia này cũng rơi vào cảnh phá sản.
Lạ ở chỗ tốt nhất khủng hoảng nên đến càng sớm càng tốt. Với rất nhiều quốc gia, hết tiền lại là khúc dạo đầu để đổi mới đất nước.
Hai sự kiện địa chính trị lớn nhất và tốt đẹp nhất trong vòng 30 năm qua, quá trình toàn cầu hóa và dân chủ hóa, được thúc đẩy bởi hàng loạt những quốc gia bỗng một ngày thấy thùng gạo nhà mình đã cạn.
Đằng sau quyết định tự do hóa kinh tế Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình năm 1978 là cuộc khủng hoảng tài khóa tiền tệ.
Chính phủ Trung Quốc thấy mình quá thiếu tiền mặt nên sẵn sàng áp dụng các tư tưởng kinh tế tuy phi chính thống nhưng hứa hẹn sẽ mang lại tăng trưởng nhanh hơn và thu thuế cao hơn. Chuyện sau đó thế nào hẳn ai cũng đã rõ.
Câu chuyện Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế năm 1991 cũng diễn ra tương tự. Chính phủ Ấn Độ thấy dự trữ ngoại hối của mình chỉ còn tương đương với hai tuần nhập khẩu. Ấn Độ phải gửi vàng đến London để bảo đảm lấy khoản vay khẩn cấp từ IMF.
Ông Manmohan Singh, khi ấy là Bộ trưởng Tài chính và nay là Thủ tướng, thúc giục các đồng nghiệp hãy “biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội xây dựng một Ấn Độ mới”. Họ đã thành công rực rỡ.
Hay lấy ví dụ của Châu Mỹ Latin năm 1982. Năm ấy khi Mexico vỡ nợ đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế lan khắp lục địa.
Nhưng trên quan điểm dài hạn cuôc khủng hoảng ấy lại có lợi. Như Michael Reid đã viết “thể chế độc tài lung lay trước nỗi nhục nhã khi kinh tế sụp đổ”. Tập đoàn thống trị Arghentina tan rã năm 1983; Brazil chuyển sang chế độ dân chủ năm 1985.
Những vấn đề nổi cộm liên quan đến ngân sách cũng đóng vai trò to lớn thúc đẩy cuộc cải cách tại Liên Xô.
Khi Mikhail Gorbachev nắm quyền ở Moscow, ông đối mặt với con số nợ nhà nước tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm tại nhiệm. Chính áp lực tài chính đã thuyết phục ông rằng cải cách kinh tế, hay perestroika, là không thể tránh khỏi.
Cho đến năm 1989, toàn bộ khối Đông Âu oằn mình trước gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng tăng. Đông Đức đứng trên bờ phá sản và phải liều lĩnh thương lượng một khoản vay từ Tây Đức.
Những vụ phá sản cấp quốc gia không chỉ xảy ra với các nước Châu Á kém phát triển hay các chế độ độc tài tại Mỹ Latin.
Người Anh vẫn rùng mình khi nhớ lại chuyện năm 1976 chính phủ của mình đã phải “cầu xin” IMF. Việc suýt nữa phá sản giúp thuyết phục người bỏ phiếu rằng mọi chuyện cần phải khác đi và dọn đường cho những năm tháng thời Thatcher.
Nước Pháp cũng trải qua chuyện tương tự vào đầu thập kỷ 80, khi vốn tháo chạy khỏi nước này và doanh thu thuế giảm mạnh buộc chính phủ Francois Mitterrand phải từ bỏ chính sách thiên tả.
Đôi khi, nếu chính quyền đã thực sự mục rữa như với nước Pháp năm 1789, khủng hoảng ngân sách dẫn đến cách mạng lại là chuyện tốt.
Nhưng với phần lớn các quốc gia, sẽ tốt hơn nếu chỉ tới gần bờ vực phá sản thay vì rơi hẳn xuống cái vực sâu hun hút ấy.
Như Anh Quốc đã trải nghiệm trong thập kỷ 70 và Ấn Độ năm 1991, nhìn thấy vực sâu trước mắt có thể tạo ra một “tâm lý khủng hoảng” cho phép chính phủ tiến hành cải cách kinh tế.
Tuy vậy, một vụ vỡ nợ cấp quốc gia thực sự có thể phá hủy lòng tin và sự tín nhiệm từ công dân cũng như nhà đầu tư trong một thời gian dài.
Có lẽ điều đáng nhớ nhất đã thốt ra từ miệng một quan chức trong chính quyền Barack Obama là của Chánh văn phòng Nhà trắng Rahm Emanuel, “đừng bao giờ bỏ phí một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”.
Ông Emanuel hay bị quy kết là suồng sã và sâu cay nhưng lịch sử thế giới suốt 30 năm qua cho thấy chắc chắn ông đã nói đúng phần nào.
Những cường quốc đang lên trong khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đều cần một cuộc khủng hoảng ngân sách để đi theo con đường cải cách kinh tế và hồi sinh đất nước.
Có thể một ngày nào đó Hoa Kỳ cũng đủ may mắn để có một cuộc khủng hoảng ngân sách của riêng mình.
Nguồn: Vfinance.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,190.50 | 4,790.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,314.90 | 3,924.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,832.50 | 12,682.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,682.40 | 1,332.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 78
- Truy cập hôm nay: 422
- Lượt truy cập: 8623240