Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Horizon – Ngân hàng Mỹ đầu tiên “sập tiệm” trong năm 2010
2010-01-11 16:16:49

Các khách hàng của Ngân hàng Horizon này đã được bảo vệ, hiện tại, khoản tiền mà Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang FDIC bảo lãnh cho khách hàng của Ngân hàng Horizon đã lên tới 25000 USD. Theo FDIC, vào cuối tuần này, các khách hàng của ngân hàng bị phá sản có thể thông qua việc viết chi phiếu để rút tiền bằng máy ATM hoặc thẻ ghi nợ. Chi phiếu của khách hàng sẽ tiếp tục được xử lý theo đúng trình tự, còn những người cho vay cũng được hoàn trả bằng thế chấp hoặc tài khoản theo phương thức thông thường.

Cơ quan chức năng của bang Washington cho biết, họ đã hoàn tất thủ tục giải thể ngân hàng Horizon Bank. Ngân hàng có tài sản khoảng 1,3 tỷ USD và quản lý 1,1 tỷ USD của khách hàng này đã được tiếp quản bởi ngân hàng Washington Federal Savings & Loan Association có trụ sở ở cùng bang.

Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), vụ đổ vỡ này ước tính sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 539 triệu USD. Giống như nhiều ngân hàng quy mô nhỏ khác ở Mỹ, Horizon lâm nạn vì mắc kẹt với quá nhiều khoản cho vay địa ốc khó đòi.

Trong cả năm 2009, Mỹ tổng cộng có đến 140 ngân hàng phá sản, lập mốc cao kỷ lục kể từ năm 1992. Năm 1992, Mỹ có tới 181 ngân hàng phải đóng cửa, còn mức kỷ lục số ngân hàng sập tiệm trong một năm của Mỹ là vào năm 1989, khi đó dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tiền gửi và cho vay, Mỹ tổng cộng đã đóng cửa 534 ngân hàng.

“Năm 2010, ngành ngân hàng Mỹ, đặc biệt là môi trường sinh tồn của các ngân hàng vừa và nhỏ dường như sẽ không có cải thiện gì mang tính thực chất, thậm chí có thể sẽ ngày càng xấu đi”, một người phân tích thẳng thắn cho biết, “Năm 2010, số lượng ngân hàng phá sản sẽ không giảm đi, trái lại có thể vượt quá con số 140 ngân hàng của năm ngoái”.

Hiện nay, theo số liệu có liên quan của chính phủ Mỹ, trong danh sách các “ngân hàng phá sản” của FDIC, vẫn có khoảng 500 ngân hàng. “Theo kinh nghiệp trước đây, về cơ bản, cuối cùng sẽ có khoảng 12% - 13% số ngân hàng nằm trong danh sách ‘ngân hàng có vấn đề’ sẽ bị đóng cửa. Do đó, đánh giá cũ nhất cho thấy, năm 2010 ít nhất Mỹ sẽ có khoảng 60 – 70 ngân hàng phá sản, còn dưới tác động của khủng hoảng tài chính, số lượng ngân hàng đóng cửa tăng gấp đôi là điều bình thường”.

Theo các nhà phân tích, “Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ sẽ vẫn ở mức cao trong một khoảng thời gian dài, dự đoán đến trước năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ khó mà cải thiện về mặt cơ bản. Tỷ lệ các khoản vay tín dụng vi phạm luật của các ngân hàng do tỷ lệ thất nghiệp cao gây ra sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất của khối ngân hàng Mỹ”.

Vào cuối năm ngoái, Chủ tịch FDIC Bell cho rằng. năm 2009 và năm 2010, Mỹ sẽ nhiều ngân hàng bị phá sản hơn, còn năm 2010 sẽ là thời kỳ đỉnh cao về số lượng các ngân hàng sập tiệm, sau đó sẽ giảm bớt. Cho đến tháng 9/2009, tổng số quỹ bảo lãnh tiền gửi của FDIC đã là 8,2 tỷ USD. Còn dự toán ngân sách dành cho Quỹ bảo lãnh tiền gửi của các ngân hàng phá sản có thể xảy ra trong tương lai đã lên tới con số 21,7 tỷ USD. Đương nhiên, FDIC đã chuẩn bị sẵn các phương án dành cho các ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ phá sản trong năm 2010

Nguồn: vitinfo.com.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,199.204,799.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,316.203,926.20
100g ABC Bullion Bar
13,860.0012,710.00
1kg ABC Bullion Silver
1,688.501,338.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 51
  • Truy cập hôm nay: 581
  • Lượt truy cập: 8623399