Khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khiến nền kinh tế các nước thuộc Liên minh châu Âu EU bị ảnh hưởng trầm trọng. Bất chấp chính phủ một số nước EU đã áp dụng nhiều gói kích thích kinh tế song nhìn chung nền kinh tế EU hồi phục khá chậm chạp nếu như không muốn dùng từ “ảm đạm”..
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, Châu Âu chính là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối năm 2008 trở thành hiệu ứng toàn cầu, nền kinh tế các nước Châu Âu và một số nước Trung đông trở thành đối tượng chính chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Do bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng nên chính phủ các nước nằm trong khối kinh tế EU không có những biện pháp hữu hiệu mang tính tổng hợp để phòng tránh và khắc phục. Trong khi đó các gói kích thích kinh tế của EU tương đối nhỏ, đồng thời áp dụng lại không kịp thời càng khiến kinh tế EU lâm vào tình trạng báo động. Bên cạnh đó một số nền kinh tế EU chủ yếu dựa vào nỗ lực của bản thân để tự đứng dậy sau khủng hoảng mà không có sự chung sức của cộng đồng các nước. Song song với đó phải kể đến thực lực kinh tế của một số nước Nam Âu và một số nước thành viên mới tương đối yếu nên tốc độ hồi phục sau khủng hoảng chậm chạp cũng là một điều dễ hiểu.
Một nguyên nhân nữa đó chính là sự phụ thuộc kinh tế quá lớn của EU vào Mỹ. Trước đây có một số chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng, kinh tế EU không có mối liên hệ gì với kinh tế Mỹ, bởi vì sự dựa dẫm xuất khẩu của EU vào thị trường Mỹ đã không còn mạnh mẽ như trước đây. Nếu như nhìn trên góc độ tỉ trọng mậu dịch thì Mỹ cũng không còn là một bạn hàng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế EU. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, chúng ta thấy rằng lượng hàng hóa mà EU xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng nhanh. Nếu như kim ngạch thương mại hai bên năm 2004 là 235,5 tỷ EUR thì con số này của năm 2007 là 261,3 tỷ EUR, điều đó chứng tỏ Mỹ vẫn là một thị trường lớn của EU. Chính vì thế, khi Mỹ xảy ra cuộc khủng hoảng thì Châu Âu cũng bị ảnh hưởng nặng nề theo.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích kinh tế, kinh tế EU sở dĩ khôi phục chậm chạp như vậy là do 4 nhân tố sau:
Thứ nhất, vấn đề về nguồn nhân lực không phát triển khiến cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp EU chậm lại chính là một vấn đề đang khiến các nước EU đau đầu. Điều này kìm hãm khả năng cạnh tranh và khống chế giá thành sản phẩm của họ khiến cho kinh tế EU bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời gian vừa qua nhiều nước thành viên đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao tính linh hoạt của thị trường lao động Châu Âu song đều gặp phải nhiều trở lực và phản đối. Sau khi cuộc khủng hoảng bùng phát, nguy cơ thất nghiệp tại đây càng gia tăng, một số quốc gia tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 19,3%. Thất nghiệp khiến cho những biện pháp cải cách đề ra ban đầu không thể thực hiện, đồng thời khiến tiêu dùng bị đình trệ càng khiến cho tốc độ phục hồi của nền kinh tế chậm lại. Chính vì thế, muốn khôi phục kinh tế nhanh chóng thì chính phủ các nước EU cần phải giải quyết nhanh chóng vấn đề này.
Thứ hai, "Công ước ổn định và tăng trưởng" năm 1997 không có tính linh hoạt cần thiết đã hạn chế không gian của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước EU muốn áp dụng. Theo như công ước này quy định thì các nước tham gia đồng tiền chung Châu Âu không được để thâm hụt ngân sách hàng năm vượt quá 3% GDP, đồng thời tổng số nợ chưa trả chính phủ không được quá 60% GDP. Quy định này trên thực tế đã hạn chế không gian vận động chính sách tiền tệ của các nước thành viên. Chính vì thế khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, tốc độ áp dụng và quy mô áp dụng các biện pháp tổng thể của EU tương đối kém linh hoạt và chậm chạp.
Thứ ba, truyền thống coi trọng thương nghiệp và tầm nhìn chiến lược lâu dài hạn hẹp khiến Châu Âu không có biện pháp kip thời ứng phó. Đa số các nước EU đều mong muốn duy trì sự ổn định trong giao dịch ngoại thương. Trong vòng từ tháng 1 đến tháng 10, kim ngạch ngoại thương của 27 nước EU chỉ đạt 93,9 tỷ USD. Bên cạnh đó tỷ giá giữa đồng EUR và đồng USD không ngừng tăng cao cũng đã khiến kim ngạch xuất khẩu của EU bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cuối cùng, sự mâu thuẫn nội bộ giữa một số quốc gia thành viên khiến cho chính sách kinh tế khó được thực hiện. Ngày 1/5/2004 EU hoàn thành việc kết nạp thêm 10 nước thành viên, và đến 1/1/2007 tiếp tục kết nạp thêm 2 nước nữa nâng tổng số nước thành viên lên con số 27 nước. Sự kiện này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao vị thế chính trị của EU trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc gia tăng số nước thành viên, đặc biệt là trong đó có nhiều nước thực lực kinh tế không đồng đều càng khiến cho EU bị phân hóa, khó thi hành chính sách nhất quán. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, về mặt chính trị EU không đạt được những nhận thức chung, bên cạnh đó thiếu đi các biện pháp phối hợp nhằm khống chế, khắc phục khủng hoảng càng khiến cho tốc độ hồi phục trở lên chậm chạp hơn bình thường.
Nguồn: vfinance.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,524.90 | 5,024.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,592.20 | 4,092.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,669.50 | 13,169.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.20 | 1,342.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 190
- Truy cập hôm nay: 6249
- Lượt truy cập: 8825879