Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Tại sao các ngân hàng Mỹ vội vã trả lại tiền cho chính phủ?
2009-12-22 23:56:28

Một trong những điểm bị chỉ trích nhiều nhất của chương trình khổng lồ hỗ trợ các ngân hàng là Cục dự trữ liên bang Mỹ đã không có đủ quyền kiểm soát đối với các cổ đông ngân hàng, đặc biệt là những giám đốc cấp cao, những người được hưởng số cổ phiếu lớn.

Mỹ đã không áp dụng biện pháp mà chính phủ Thuỵ Điển đã sử dụng, đơn giản là quốc hữu hoá các ngân hàng sắp đổ vỡ, đồng thời cũng không đi theo con đường mà chính phủ Anh lựa chọn là quốc hữu hoá một phần và yêu cầu các cổ đông huy động thêm vốn.

Thay vào đó, nước Mỹ lại quyết định bơm thêm tiền vào các ngân hàng với kỳ hạn thuận lợi thông qua TARP. Chính phủ mua cổ phiếu ưu đãi với 5% lãi suất và mang lại đảm bảo. Thêm vào đó, các cơ quan của chính phủ và Cục dự trữ liên bang nhanh chóng đưa ra các biện pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng với việc bảo lãnh nợ, can thiệp vào thị trường vốn, và hạ lãi suất đến gần mức không. Nói tóm lại, chính phủ đã thay đổi môi trường tài chính để tạo điều kiện dễ dàng đến ngạc nhiên cho các ngân hàng thu được lợi nhuận, và như vậy có thể ra khỏi khó khăn.

Tuy nhiên chính phủ Mỹ vẫn có một biện pháp cứng rắn để đẩy các ngân hàng và các cổ đông phải tự cải tổ, dù sớm hay muộn: đó là việc quản lý tiền lương thưởng của các ngân hàng.

Những người làm việc trong giới ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng đầu tư, không quan tâm đặc biết tới lợi nhuận của cổ đông về lâu dài hay thậm chí là cả việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Họ chỉ muốn kiếm tiền và được trả tiền.

Các ngân hàng vội vã muốn ra khỏi chương trình hỗ trợ của chính phủ bởi vì muốn tránh phải bàn về vấn đề trả lương cho các giám đốc như thế nào là hợp lý. Các ngân hàng khoẻ mạnh có đủ khả năng đứng vững đã trả tiền vào tháng Sáu, đúng thời điểm luật sư Kenneth Feinberg được cử làm chuyên gia phụ trách vấn đề trả tiền lương cho các nhân viên cấp cao của chương trình TARP.

Vào tháng Mười, ông Feinberg đưa ra bản hướng dẫn trả tiền lương thưởng cho các công ty nhận được hỗ trợ đặc biệt, bao gồm cả Citigroup và Bank of America. Đây là một cú hích mạnh khiến các ngân hàng lớn còn nằm trong chương trình TARP phải nhanh chóng tìm cách trả lại tiền. Các ngân hàng này đã phải cắt giảm chi phí, cân đối lại tài sản và huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư mới.

Vì vậy mà trong hai tuần qua, thị trường đã chứng kiến một loạt các ngân hàng lớn trả lại tiền cho chính phủ. Đầu tiên, Bank of America đồng ý trả lại 45 tỷ đôla cho quỹ TARP. Bởi giám đốc điều hành Ken Lewis sắp rút lui, nên sẽ rất khó khăn cho hãng này để có thể tìm được một người mới thay thế mà không có mức lương thưởng hấp dẫn. Bank of America đã huy động được 20 tỷ đôla từ nhà đầu tư, và đồng ý bán 3 tỷ đôla tài sản.

Citigroup, mặc dù không phải tìm một tổng giám đốc mới nhưng muốn giữ những nhân viên cấp cao vốn quen được trả tiền hào phóng, cũng phải vào cuộc. Đầu tuần trước, hãng này tuyên bố sẽ trả lại số tiền 20 tỷ đôla hỗ trợ nhận được từ chính phủ và kết thúc thoả thuận bắt nhà nước phải đảm bảo lỗ cho phần lớn các khoản vay của hãng. Citigroup huy động được 20,5 tỷ đôla, và cho biết sẽ trả cho các nhân viên số tiền 1,7 tỷ đôla bằng cổ phiếu thay vì tiền. Một khi trả lại tiền cho bộ tài chính, Citigroup tuyên bố hãng sẽ không còn bị dán nhãn là một trong những hãng đã nhận được hỗ trợ đặc biệt của chính phủ nữa kể từ năm 2010. Điều này có nghĩa là ông Feinberg sẽ không còn có quyền được chỉ đạo cách hãng trả tiền cho nhân viên. Để thoát ra khỏi sự quản lý này của chính phủ, Citigroup đã phải mạnh tay cắt giảm chi phí (15 tỷ đôla mỗi năm), bán tài sản và tăng cường vốn.

Cũng trong tuần qua, Wells Fargo tuyên bố sẽ trả lại chính phủ khoản tiền 25 tỷ đôla đã được nhận nhờ bán 10,4 tỷ đôla cổ phiếu và tài sản. Như vậy, hãng này cũng sẽ không còn chịu sự giám sát từ chính phủ trong vấn đề tiền lương.

Cả ba ngân hàng này cộng lại sẽ là 90 tỷ đôla được trả lại cho công quỹ, hay cho người dân, chỉ trong vòng một tuần và hơn 50 tỷ đôla huy động được cũng từ công chúng. Đương nhiên là những đợt huy động này đều có giá phải trả. Các ngân hàng chủ yếu tạo ra cổ phiếu mới và bán cho các nhà đầu tư với giá thấp hơn giá niêm yết trên thị trường. Như vậy cổ phiếu hiện hành sẽ bị pha loãng, và số cổ phiếu của các cổ đông đang nắm giữ sẽ bị giảm giá trị, điều này trước khi chỉ xảy ra khi công ty lỗ và phải huy động thêm vốn. Và cũng vì những đợt huy động này mà lợi nhuận trong tương lai sẽ phải chia cho số cổ phiếu nhiều hơn. Sẽ còn rất lâu nữa người dân mới nhận lại đủ những gì mà họ đã phải bỏ ra để cứu các ngân hàng.

                                                                                                                                                                                            Nguồn: infotv.vn

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,199.204,799.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,316.203,926.20
100g ABC Bullion Bar
13,860.0012,710.00
1kg ABC Bullion Silver
1,688.501,338.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 72
  • Truy cập hôm nay: 1979
  • Lượt truy cập: 8624797