Ngành thép sắp phải cạnh tranh khốc liệt
2009-12-22 13:19:28
Ông
Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, chỉ
tính riêng trong năm 2009, không dưới 3 lần các doanh nghiệp trong
ngành thép đệ đơn lên Chính phủ, Bộ Công Thương đòi “che chở” trước sự
xâm nhập mạnh mẽ của thép ngoại nhập.
Điều này đã chứng tỏ năng lực cũng như sức cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp thép trong nước.
Vượt khó nhờ ..ưu đãi
Đúng như nhận định của nhiều chuyên gia, bước vào năm 2009 ngành thép Việt Nam gặp khó khăn hơn năm 2008 do nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép còn tồn kho số lượng lớn các nguyên liệu như phôi thép, thép phế, cuộn cán nóng với giá cao gấp 3 lần so với thời giá của 2009, nếu tiếp tục sản xuất thì buộc phải bán dưới giá thành và chịu lỗ lớn (thép xây dựng từ mức giá bán xấp xỉ 20 triệu đ/tấn ở thời điểm giữa năm 2008 đã giảm xuống còn 7 – 9 triệu đ/tấn trong những tháng đầu năm 2009).
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị sản xuất và thương mại vay ngân hàng để nhập nguyên liệu, mua sản phẩm với lãi suất cao, vay ngoại tệ để mở L/C (thanh toán tín dụng thư) trả nợ nước ngoài với tỷ giá tăng đột biến làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng kiểm soát chặt chẽ mọi khoản thanh toán của doanh nghiệp hoặc ngừng cho vay.
Nhiều công trình đầu tư dở dang, do kinh tế suy thoái không triển khai tiếp được vì thiếu vốn. Việc vay vốn ngân hàng thương mại không thực hiện được do lãi suất quá cao và ngân hàng sợ rủi ro nên kiểm soát chặt chẽ việc cho các doanh nghiệp thép vay vốn đầu tư. Tiêu thụ thép của các doanh nghiệp sản xuất thép trong những tháng cuối năm 2008 và 2 tháng đầu năm năm 2009 giảm sút mạnh.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, Chính phủ và các bộ ngành áp dụng một số giải pháp điều chỉnh chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%, tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng thành phẩm từ 12% lên 15%, thép cán nguội từ 7% lên 8%, thép mạ kẽm và sơn phủ từ 12 lên 13%... Tăng cao nhất là thép cuộn chứa hợp kim Bo dùng làm thép xây dựng tăng từ 0% lên 10%...
Nhờ những biện pháp tích cực, kịp thời của Chính phủ, cùng với các chính sách thuận lợi khác như ưu tiên cung cấp USD để nhập phôi thép, thép phế, cho vay lãi suất ưu đãi các công trình đầu tư trong ngành thép và đặc biệt triển khai nhiều dự án xây dựng tạo cầu cho ngành thép, một số doanh nghiệp thép từ chỗ đứng bên bờ vực phá sản đã lấy lại đà tăng trưởng. Theo thống kê của VSA, năm 2009, thép xây dựng đã tăng trưởng tiêu thụ kỷ lục trên 40%.
Lợi thế thuộc về các nhà máy lớn
Ông Phạm Chí Cường cho biết, bước vào năm 2010, lượng thép từ các nước ASEAN, Trung Quốc và Nga sẽ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn do được giảm thuế theo lộ trình cam kết WTO (ít nhất 1% với mỗi mặt hàng). Như vậy, ngành thép trong nước sẽ khó khăn hơn vì không còn nhận được nhiều sự bảo hộ từ phía Nhà nước.
Ngoài việc bị cạnh tranh gay gắt với thép ngoại nhập, thì ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau. Vì do chính sách phân cấp đầu tư được giao về cho địa phương đã dẫn đến “bùng nổ” hàng loạt các dự án thép, và sẽ có thêm một số dự án mới về thép chính thức đi vào sản xuất càng làm cho sự mất cân đối giữa nguồn cung và cầu trên thị trường ngày càng xa thêm, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu.
VSA cho biết, đến năm 2010, khi các nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất hay của liên doanh Tata Steel (ấn Độ) và Tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) đi vào sản xuất thì nguồn cung sẽ gấp 3 lần sức tiêu thụ của thị trường nội địa. Theo tính toán, sức tiêu thụ của mặt thép cán nguội trong năm 2010 chỉ ở mức 1,2 -14, triệu tấn nhưng hiện tại công suất của các nhà máy đã đạt mức 2,4 triệu tấn. Phôi thép vuông (billet) cung ứng cho các nhà máy cán sản xuất thép xây dựng cũng sẽ vượt 60%, trong khi dự báo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước chỉ tăng khoảng 10 - 12%.
Trên
thực tế, việc nguồn cung vượt gấp nhiều lần sức cầu đã được Bộ Công
Thương, VSA cảnh báo ngay từ đầu năm, thậm chí Bộ Công Thương cũng đã
thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát yêu cầu chấn chỉnh và chấm dứt việc
đầu tư tràn lan vào các dự án thép từ quý 4/2009.
Tuy nhiên, việc này theo ông Phạm Chí Cường là chưa phát huy tác dụng khi mà nhiều địa phương vẫn cố tình bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo tiếp tục cấp phép theo nhu cầu ngắn hạn. Với đà này, chỉ trong thời gian ngắn chắc chắn những nhà máy thép nhỏ công nghệ lạc hậu do địa phương cấp tràn lan sẽ bị loại khỏi thị trường đầu tiên vì không đủ năng lực cạnh tranh.
vneconomy.vn
Điều này đã chứng tỏ năng lực cũng như sức cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp thép trong nước.
Vượt khó nhờ ..ưu đãi
Đúng như nhận định của nhiều chuyên gia, bước vào năm 2009 ngành thép Việt Nam gặp khó khăn hơn năm 2008 do nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép còn tồn kho số lượng lớn các nguyên liệu như phôi thép, thép phế, cuộn cán nóng với giá cao gấp 3 lần so với thời giá của 2009, nếu tiếp tục sản xuất thì buộc phải bán dưới giá thành và chịu lỗ lớn (thép xây dựng từ mức giá bán xấp xỉ 20 triệu đ/tấn ở thời điểm giữa năm 2008 đã giảm xuống còn 7 – 9 triệu đ/tấn trong những tháng đầu năm 2009).
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị sản xuất và thương mại vay ngân hàng để nhập nguyên liệu, mua sản phẩm với lãi suất cao, vay ngoại tệ để mở L/C (thanh toán tín dụng thư) trả nợ nước ngoài với tỷ giá tăng đột biến làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng kiểm soát chặt chẽ mọi khoản thanh toán của doanh nghiệp hoặc ngừng cho vay.
Nhiều công trình đầu tư dở dang, do kinh tế suy thoái không triển khai tiếp được vì thiếu vốn. Việc vay vốn ngân hàng thương mại không thực hiện được do lãi suất quá cao và ngân hàng sợ rủi ro nên kiểm soát chặt chẽ việc cho các doanh nghiệp thép vay vốn đầu tư. Tiêu thụ thép của các doanh nghiệp sản xuất thép trong những tháng cuối năm 2008 và 2 tháng đầu năm năm 2009 giảm sút mạnh.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, Chính phủ và các bộ ngành áp dụng một số giải pháp điều chỉnh chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%, tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng thành phẩm từ 12% lên 15%, thép cán nguội từ 7% lên 8%, thép mạ kẽm và sơn phủ từ 12 lên 13%... Tăng cao nhất là thép cuộn chứa hợp kim Bo dùng làm thép xây dựng tăng từ 0% lên 10%...
Nhờ những biện pháp tích cực, kịp thời của Chính phủ, cùng với các chính sách thuận lợi khác như ưu tiên cung cấp USD để nhập phôi thép, thép phế, cho vay lãi suất ưu đãi các công trình đầu tư trong ngành thép và đặc biệt triển khai nhiều dự án xây dựng tạo cầu cho ngành thép, một số doanh nghiệp thép từ chỗ đứng bên bờ vực phá sản đã lấy lại đà tăng trưởng. Theo thống kê của VSA, năm 2009, thép xây dựng đã tăng trưởng tiêu thụ kỷ lục trên 40%.
Lợi thế thuộc về các nhà máy lớn
Ông Phạm Chí Cường cho biết, bước vào năm 2010, lượng thép từ các nước ASEAN, Trung Quốc và Nga sẽ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn do được giảm thuế theo lộ trình cam kết WTO (ít nhất 1% với mỗi mặt hàng). Như vậy, ngành thép trong nước sẽ khó khăn hơn vì không còn nhận được nhiều sự bảo hộ từ phía Nhà nước.
Ngoài việc bị cạnh tranh gay gắt với thép ngoại nhập, thì ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau. Vì do chính sách phân cấp đầu tư được giao về cho địa phương đã dẫn đến “bùng nổ” hàng loạt các dự án thép, và sẽ có thêm một số dự án mới về thép chính thức đi vào sản xuất càng làm cho sự mất cân đối giữa nguồn cung và cầu trên thị trường ngày càng xa thêm, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu.
VSA cho biết, đến năm 2010, khi các nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất hay của liên doanh Tata Steel (ấn Độ) và Tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) đi vào sản xuất thì nguồn cung sẽ gấp 3 lần sức tiêu thụ của thị trường nội địa. Theo tính toán, sức tiêu thụ của mặt thép cán nguội trong năm 2010 chỉ ở mức 1,2 -14, triệu tấn nhưng hiện tại công suất của các nhà máy đã đạt mức 2,4 triệu tấn. Phôi thép vuông (billet) cung ứng cho các nhà máy cán sản xuất thép xây dựng cũng sẽ vượt 60%, trong khi dự báo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước chỉ tăng khoảng 10 - 12%.
Tuy nhiên, việc này theo ông Phạm Chí Cường là chưa phát huy tác dụng khi mà nhiều địa phương vẫn cố tình bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo tiếp tục cấp phép theo nhu cầu ngắn hạn. Với đà này, chỉ trong thời gian ngắn chắc chắn những nhà máy thép nhỏ công nghệ lạc hậu do địa phương cấp tràn lan sẽ bị loại khỏi thị trường đầu tiên vì không đủ năng lực cạnh tranh.
vneconomy.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,524.30 | 5,024.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,591.70 | 4,091.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,667.80 | 13,167.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.20 | 1,342.20 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 188
- Truy cập hôm nay: 5131
- Lượt truy cập: 8824761