Tuần này, hai ngân hàng lớn của Mỹ nhận tiền hỗ trợ của chính phủ Mỹ ở thời điểm đỉnh cao khủng hoảng tài chính tháng 10/2008, đã trả lại tiền và kết thúc nghĩa vụ với Bộ Tài chính Mỹ.
Ngân hàng Citigroup và Wells Fargo ngoài ra cũng đã lên kế hoạch cho việc này và dự kiến sẽ trả lại 45 tỷ USD để có tự do.
Dù chương trình này đã được kéo dài sang năm sau, kế hoạch giải trừ tài sản xấu (TARP) với mục tiêu chính là ngăn các ngân hàng sụp đổ sẽ sớm đi vào quá khứ. Hiện nay, đã đến lúc nhìn lại những thành công và thất bại của chương trình.
Nếu xét đến những mục tiêu ban đầu, chương trình TARP đã thành công vượt dự kiến. Bộ trưởng Tài chính Mỹ dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận đối với các khoản đầu tư vốn của chương trình TARP.
Kinh tế Mỹ vẫn còn "yếu", thế nhưng nếu so với dự báo do Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đưa ra khi chương trình giải trừ tài sản xấu được điều chỉnh, đã ổn định hơn. Dấu hiệu căng thẳng trên thị trường đã giảm đi và niềm tin đã trở lại.
Khi các ngân hàng thoát ra khỏi chương trình TARP để tránh những ràng buộc từ Quốc hội và hạn chế về vấn đề lương thưởng, mọi chuyện trên phố Wall chưa có nhiều thay đổi. Ngân hàng Bear Stearns và Lehman Brothers đã sụp đổ, các ngân hàng vẫn kiếm tiền theo cách cũ.
Trong năm qua, ngân hàng và các quỹ đầu cơ đã kiếm được lợi nhuận cao từ giao dịch nợ nhờ việc FED duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp. Trong khi đó, những ngân hàng thuộc diện quá lớn để sụp đổ hiện lại đang có quy mô lớn hơn bao giờ hết.
Chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) đã hoàn thành được mục tiêu tài chính thế nhưng xét đến yếu tố ngăn rủi ro hệ thống, chương trình đã thất bại. Bằng việc cứu các ngân hàng một cách bừa bãi, chương trình đã khiến các công chúng nổi giận và làm tăng rủi ro trong hệ thống tài chính, quá trình cải tổ trở nên khó khăn hơn.
Ông Matthew Richardson, giáo sư tại đại học New York, nhận xét: "Xét đến sự tàn khốc của cuộc khủng hoảng, chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc can thiệp, thế nhưng họ không đưa ra đủ điều kiện ràng buộc cần thiết và những vấn đề về rủi ro đạo đức đã trở nên trầm trọng hơn."
Hy vọng duy nhất về hướng giải quyết điều này khi các ngân hàng đã thoát ra khỏi sự kiểm soát của chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) chính là thông qua khung luật pháp mới. Quốc hội Mỹ đang xem xét về việc này.
Dự thảo luật mới dành cho ngành dự kiến sẽ cải tổ giao dịch phái sinh và tạo ra khung hoạt động mới các ngân hàng, dù vậy tất cả những yếu tố trên vẫn là chưa đủ.
Vấn đề rủi ro đạo đức - ngân hàng có động lực tăng trưởng cao, chấp nhận nhiều rủi ro hơn với lượng vốn đang có, biết chắc chính phủ sẽ cứu họ khi có bất kỳ khủng hoảng nào xảy ra - đã trở nên trầm trọng hơn với cái cách chính phủ giải cứu ngân hàng vào năm ngoái.
Sau khi cứu hai tập đoàn cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã được khuyên không nên tiếp tục cứu các tổ chức tài chính khác. Ông đã ngừng lại thế nhưng buộc phải tiếp tục tiến hành để ngăn niềm tin trên thị trường sụp đổ.
Đến thời điểm đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đang đưa ra giải pháp và quyết định cần phải hành xử với các ngân hàng tương đương như nhau. Ban đầu đây là kế hoạch hỗ trợ giá chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp sau đó đã chuyển sang bơm vốn (nửa bắt buộc) trong toàn ngành ngân hàng.
Khi đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và sau này là Bộ trưởng Tài chính Mỹ được thông cảm và sau đó tiếp tục điều chỉnh sự can thiệp. Sau cùng, họ gặp rất nhiều vấn đề tài chính và thách thức lớn trong việc có được sự chấp thuận từ phía Quốc hội.
Thậm chí kể cả như vậy, họ có thể đi đến một kết thúc mà không để lại quá nhiều vấn đề như vậy. Họ không cần phải thay đổi quá nhiều như họ đã làm bởi tiền lệ trước đó là quá đủ để giúp họ có một hướng đi.
Ông Charles Calomiris, giáo sư kinh tế tại đại học Colombia đã cho rằng khủng hoảng tài chính thời kỳ nửa đầu thế kỷ 19 có thể lặp lại tại nước Anh bởi Ngân hàng Trung ương Anh đã cam kết mua hối phiếu nếu giá rơi xuống dưới mức nhất định.
Sau khi chuyển hướng vào năm 1858, Ngân hàng Trung ương Anh đã từ chối ứng cứu.
Ngay cả việc giải cứu cũng có thể được cấu trúc lại để làm giảm đi những động lực xấu. Thập niên 1930, những ngân hàng Mỹ mất khả năng thanh toán đã được cho phép sụp đổ, tiền được đầu tư vào những ngân hàng tốt hơn. Trong khi đó, với trường hợp Goldman Sachs và Citigroup, Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã làm ngược lại.
Vấn đề về rủi ro đạo đức dường như là vấn đề mang tính quá "cao sang" ở thời điểm đó nhưng không hề quá xa xôi ở thời điểm này. Bằng việc đầu tư vào tất cả các ngân hàng, cứu cả các trái chủ và các bên khác, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã lập ra tiền lệ.
Mỹ đã giải quyết những vấn đề thời kỳ thập niên 1930 bằng việc thông qua dự luật Glass-Steagall, thế nhưng lần này đã cố tránh đi những thay đổi cấu trúc. Thay vào đó, Mỹ hy vọng vào việc thắt chặt điều tiết và đưa ra 1 cơ chế mới để đánh sập những ngân hàng đầu tư thất bại.
Tuy nhiên, trừ khi các ngân hàng thật sự hiểu rằng họ sẽ không được cứu trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong tương lai, trái chủ và cổ đông của họ có thể mất tiền, những động lực xấu trong kinh doanh có thể là hậu quả để lại của chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP).
Năm ngoái, các chuyên gia đều hết sức lo ngại về khả năng chương trình TARP thất bại. Trên thực tế, chương trình này đã quá thành công.
Nguồn: cafef.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,514.60 | 5,014.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,583.60 | 4,083.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,641.80 | 13,141.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,747.90 | 1,347.90 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 65
- Truy cập hôm nay: 3587
- Lượt truy cập: 8823217