Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Mối nguy giảm phát
2013-11-15 08:05:52

Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo NHTW là gì? Hãy hỏi một người đàn ông đang đi trên phố và rất có thể câu trả lời mà bạn sẽ nhận được là “trông chừng lạm phát”. Theo quan niệm phổ biến, các thống đốc NHTW là  những nhà chuyên môn chữa trị căn bệnh lạm phát cao cho các nước giàu có trong những năm 1980. Họ phải hành động ngay khi làn sóng tăng giá bắt đầu xuất hiện. 
 
Thế nhưng, có vẻ như quan điểm này đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay. Vấn đề mà NHTW của các nước giàu gặp phải lại là lạm phát quá thấp.
 
Tỷ lệ lạm phát trung bình ở các nước thuộc nhóm OECD là 1,5%, giảm so với mức 2,2% của năm 2012 và thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu (thường là 2% hoặc thấp hơn). Xu hướng lạm phát thấp đặc biệt phổ biến ở eurozone: lạm phát tháng 10 chỉ ở mức 0,7%, giảm mạnh so với con số 2,5% của 1 năm trước đó. Một phần nguyên nhân là do giá hàng hóa giảm. Tuy nhiên, kể cả khi loại bỏ thực phẩm và nhiên liệu (những loại hàng hóa biến động mạnh nhất), tỷ lệ lạm phát lõi là 0,8% - thấp nhất kể từ khi eurozone ra đời. Ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát của tháng 9 là 1,2% - giảm so với mức 2% của tháng 7. Và, tỷ lệ lạm phát lõi (theo định nghĩa của Fed) là 1,2% (gần chạm mốc thấp kỷ lục). 
 
Gần đây, trên thị trường xuất hiện đồn đoán Fed muốn chính sách tiền tệ “lỏng” hơn nữa. Sự thực là, tình hình ở Nhật đang được cải thiện. Cuối cùng thì dường như nước này đã thoát khỏi 15 năm giảm phát. Tình hình sáng sủa nhất ở Anh – nơi lạm phát đạt 2,7%. 
 
Đây là những con số gây cảm giác thất vọng và buồn chán. Mối nguy rõ ràng nhất đến từ lạm phát quá thấp là quốc gia có thể rơi vào giảm phát – khi giá cả liên tục sụt giảm trong thời gian dài. Theo như những gì Nhật Bản đã trải qua, giảm phát sẽ phá hủy nền kinh tế, đặc biệt là với những quốc gia yếu ớt và nợ nhiều. Bởi vì các khoản nợ được cố định vào lạm phát danh nghĩa, lương và giá cả giảm xuống sẽ khiến gánh nặng từ nợ tăng lên. Và, khi mọi người dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm, họ ngừng mua sắm. Đây là nguy cơ có thực ở Nam Âu. Chỉ số giá tiêu dùng của Hy Lạp đang lao dốc. 
 
Ở Mỹ và Bắc Âu, giảm phát ít nguy hiểm hơn. Mặc dù có tốc độ chậm chạp, các nền kinh tế này vẫn đang tăng trưởng. Và, các khảo sát cho thấy người tiêu dùng vẫn hi vọng lạm phát trung hạn sẽ bằng hoặc cao hơn mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, nếu một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp quá cao trong một thời gian quá dài, cuối cùng thì giá cả và tiền lương sẽ giảm xuống. Giảm phát ở Nhật Bản chỉ xảy ra 7 năm sau khi bong bóng tài sản vỡ tung. 
 
Lạm phát siêu thấp cũng kéo theo những hiệu ứng phụ. Nền kinh tế yếu ớt hơn và tình trạng thất nghiệp càng trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện là 7,2%, của Pháp là 11,1% và Tây Ban Nha là 26,6%. Điều này cũng có nghĩa là thu nhập danh nghĩa tăng trưởng chậm hơn so với trường hợp giá tăng nhanh hơn. Lạm phát thấp cũng khiến các quốc gia vốn kém cạnh tranh hơn trong eurozone không thể điều chỉnh tiền lương. Vì lạm phát của Đức là 1,3%, các doanh nghiệp ở Italia hay Tây Ban Nha phải giảm lương để cạnh tranh với các nhà máy Đức. 
 
Tồi tệ hơn, lạm phát quá thấp làm xói mòn khả năng chiến đấu với suy thoái của các NHTW. Thông thường, họ sẽ điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất chính sách đang ở mức gần 0, và các thống đốc NHTW buộc phải dựa vào những biện pháp bất thường để nới lỏng điều kiện tiền tệ, tiêu biểu là nới lỏng định lượng (in tiền để mua trái phiếu) và gắn chính sách vào các điều kiện nhất định (về lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp). 
 
Vậy thì, hầu hết các nước giàu có sẽ thịnh vượng hơn nếu như chỉ số tiêu dùng tăng nhanh hơn một chút? Nhưng, “một chút” là bao nhiêu và các NHTW sẽ phải làm gì để có được lạm phát mà không bị mất kiểm soát? Hầu hết các trường hợp trong quá khứ đều chứng kiến lạm phát tăng cao hơn nhiều so với kỳ vọng và lại gây nên hậu quả. Thêm vào đó, từ Fed đến NHTW Anh, bảng cân đối kế toán đều đang phình to. Điều này khiến giá tài sản bị thổi phồng và hậu quả tất yếu là lạm phát quá cao.
 
Các NHTW có thể phản ứng bằng cách nâng mức mục tiêu lạm phát, từ 2% lên 4%. Tuy nhiên, đây là bước ngoặt lớn cho các NHTW trong nhiều thập kỷ và có thể khiến các thị trường tài chính lo lắng. Có cần thiết phải triển khai biện pháp này hay không cũng là một câu hỏi khi mà các NHTW vẫn chưa dạt được mục tiêu hiện tại. 
 
Vừa giảm lãi suất từ 0,5% xuống còn 0,25%, ECB là NHTW có nhiều việc phải làm nhất. Ngân hàng này cần thực hiện các bước mạnh mẽ hơn để có thể nới lỏng điều kiện tài chính, trong đó có việc mua trái phiếu trên diện rộng và tìm nguồn tài trợ rẻ hơn cho các ngân hàng. 
 
Còn đối với nước Mỹ, Fed không cần phải mở rộng chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng. Tuy nhiên, Fed có thể thay đổi các điều kiện đi kèm. Fed nên đặt điều kiện tỷ lệ thất nghiệp phải giảm xuống dưới 6% hoặc thấp hơn (thay vì 6,5% như hiện nay) trước khi nâng lãi suất. 
 
Không thể kết luận rằng lạm phát không phải là một rủi ro. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề của hiện tại. Có lẽ, những người từng cảnh báo các chính sách tiền tệ bất thường sẽ tạo ra lạm phát nên xem lại. Các nhà hoạch định chính sách phương Tây đã làm quá ít chứ không phải quá nhiều. Lạm phát là một điều đáng sợ, nhưng giảm phát còn là thứ đáng sợ hơn! 
 
Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/moi-nguy-giam-phat-201311141544468105ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.905,039.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,604.604,104.60
100g ABC Bullion Bar
14,709.2013,209.20
1kg ABC Bullion Silver
1,759.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 110
  • Truy cập hôm nay: 8206
  • Lượt truy cập: 8819516