Nhật Bản: Hỗ trợ tài chính và công nghệ
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển bậc nhất châu Á và nhất nhì thế giới, trong đó nổi bật là các ngành công nghiệp ô tô và điện tử. Đó là thành quả của những chính sách vĩ mô đúng đắn, đặc biệt trong định hướng phát triển CNPT.
Có thể nói, CNPT chính là nền công nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Hiện ở Nhật Bản có nhiều công ty tầm cỡ thế giới, nhưng chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp trong nước và công việc chủ yếu vẫn là lắp ráp, sản xuất cuối cùng, còn 90% doanh nghiệp cấp thấp hơn sản xuất các linh kiện. Từ trước thế chiến 2, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV, đặt nền tảng vững chắc cho ngành CNPT tăng tốc sau khi chiến tranh kết thúc.
Chẳng hạn, từ năm 1936, Nhật Bản đã có quỹ tài chính đầu tư vốn giúp DNNVV chỉ trong 3 ngày có thể vay vốn. Chính phủ Nhật Bản còn thành lập những đơn vị bảo lãnh tín dụng có khả năng bảo lãnh cho DNNVV khi họ vay vốn. Ngoài ra, chính phủ cũng hỗ trợ DNNVV về công nghệ. Hiện nay Nhật Bản có tới 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị giúp DNNVV có hạn có thể tiếp cận được máy móc, công nghệ mới. Thêm vào đó, chính phủ đã xây dựng 47 trung tâm hỗ trợ công nghệ.
Nhờ sự hỗ trợ của CNPT, Toyota Motor nhanh chóng trở thành đại công ty tầm cỡ toàn cầu. |
Sau thế chiến, cùng với nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh, Nhật Bản đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Khi đó, nhu cầu về các sản phẩm trong ngành công nghiệp cơ khí tăng mạnh khiến doanh nghiệp lớn phải ký hợp đồng với DNNVV (cung cấp linh phụ kiện) thay vì mở rộng cơ sở sản xuất.
Chính phủ Nhật Bản còn ban hành Luật Hợp tác với DNNVV (năm 1949) nhằm bảo vệ quyền đàm phán của DNNVV và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ mới và nguồn vốn vay. Năm 1956, chính phủ ban hành thêm Luật Phòng chống trì hoãn thanh toán chi phí thầu phụ và các vấn đề liên quan. Những chính sách này đã thu hút ngày càng nhiều DNNVV tham gia CNPT.
Để tiếp sức xu hướng này và cũng là định hướng của chính phủ, Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật Xúc tiến công nghiệp chế tạo máy năm 1956, được chỉnh sửa năm 1961 và 1966. Năm 1970, chính phủ ban hành Luật Xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ nhỏ và vừa. Những luật này là nền tảng để Nhật Bản áp dụng các chính sách hỗ trợ CNPT.
Cụ thể, giai đoạn 1956-1960 đã có 294 công ty, trong đó 1/4 thuộc ngành CNPT công cụ máy móc được vay vốn thay thế các phương tiện lỗi thời. Trong giai đoạn 1961-1966, ngành CNPT linh kiện ô tô được hỗ trợ để giảm khoảng 30% giá thành các linh kiện.
Giai đoạn 1966-1971, ngành linh kiện ô tô tiếp tục được hỗ trợ vốn, giúp thị phần của Nhật Bản trên thị trường ô tô thế giới tăng từ 3,6% năm 1965 lên 14,2% năm 1970 và 17,9% năm 1975. Nhật Bản còn quan tâm tới việc xúc tiến các liên kết giữa các nhà cung cấp linh kiện bằng việc thiết lập cơ sở dữ liệu về CNPT.
Các địa phương đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này có chất lượng cao, cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận.
Malaysia: Nâng cao trình độ lao động
Dù xếp sau Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á, CNPT ở Malaysia được đánh giá cao nhờ những chính sách ưu tiên phát triển từ rất sớm. Trước tiên, phải kể đến việc thành lập và đi vào hoạt động của Trung tâm Phát triển kỹ năng Penang (PSDC) năm 1989. PSDC có nhiệm vụ nâng cao trình độ công nghiệp cho lao động trong các công ty và những người vừa tốt nghiệp.
PSDC còn cung cấp công nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật, điều này mang lại lợi ích cho các ngành CNPT trong nước. Nó còn đưa ra sáng kiến về chương trình cung cấp toàn cầu (GSP) giúp giảm khoảng cách thông tin giữa các công ty đa quốc gia và nhà cung cấp linh kiện trong nước.
Do tác động kết hợp của việc nâng cao công nghệ và giảm khoảng cách thông tin, PSDC đã góp phần vào sự phát triển của các liên kết giữa các công ty đa quốc gia và những DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNPT.
Tiếp theo, phải kể đến Chương trình Phát triển nhà cung cấp (VDP) được triển khai từ đầu những năm 1990. Chương trình nhằm phát triển một mạng lưới DNNVV chuyên cung cấp linh phụ kiện cho các công ty lớn hơn. Tiếp đó, chính phủ triển khai Chương trình Trao đổi thầu phụ (SES), với mục đích giúp trao đổi cơ sở dữ liệu giữa các DNNVV và doanh nghiệp lớn, nhằm điều phối cung-cầu hợp lý trong ngành CNPT.
Đến năm 1996, Malaysia thành lập Công ty Phát triển công nghiệp nhỏ và vừa (SMIDEC), với nhiệm vụ thúc đẩy, hỗ trợ DNNVV nghiên cứu phát triển công nghệ, đồng thời tiếp thu những công nghệ mới từ nước ngoài. Ngoài ra, SMIDEC cũng cung cấp hỗ trợ về mặt tài chính, tiếp cận thị trường, tư vấn dịch vụ, cấu trúc và nhiều thứ khác. Nhờ những sự hỗ trợ này, các công ty đa quốc gia ở Malaysia có tỷ lệ mua sắm nội địa (mua linh kiện trong nước) khá cao.
Chẳng hạn, tỷ lệ mua sắm nội địa của Công ty Sony EMCS tại Penang đã đạt trung bình khoảng 30-40%, xấp xỉ mức trung bình của các công ty đầu tư Nhật Bản về tỷ lệ mua sắm nội địa trên thế giới (40,3% trong năm 2003).
Theo Văn Cường
Sài Gòn Đầu Tư
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 197
- Truy cập hôm nay: 1486
- Lượt truy cập: 8821116