Cơn ác mộng và câu chuyện kể trước giờ ngủ
2013-09-28 08:38:28
Những ai chú ý dõi theo những diễn biến trên chính trường Hoa Kỳ có thể sẽ cho rằng giống như những lần trước, bất đồng sẽ được giải quyết và mọi thứ đều ổn. Tuy nhiên, tình huống lần này là khác. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã phản ứng lại với những cuộc đàm phát gây thất vọng trước đó bằng cách chiếm lấy các vị thế được đánh giá là độc quyền với hi vọng sẽ ngăn chặn được sự thỏa hiệp. Hạn chót 30/9 đang đến gần và sẽ tạo ra những hiệu ứng không hề dễ chịu khi mà Quốc hội Mỹ tiếp tục bất đồng về việc nâng trần nợ trong một vài tuần sau đó (vào giữa tháng 10).
Chi tiêu ngân sách liên bang gồm hai loại: discretionary spending (chi không thường xuyên, phải được thông qua hàng năm) và mandatory spending (những khoản chi tiêu bắt buộc của liên bang được yêu cầu bởi pháp luật mà không cần chấp thuận hàng năm của Quốc Hội).
Kể từ năm 1976, các cử tri đã yêu cầu hàng năm Quốc hội Mỹ phải thông qua một loạt dự luật cấp phát để trang trải các chi phí này. Tuy nhiên, điều đáng nói là kể từ năm 1994 đến nay, Quốc hội Mỹ luôn bỏ lỡ hạn chót thông qua luật chi tiêu ngân sách. Để tiếp tục hoạt động, nước Mỹ phải dựa vào các giải pháp tạm thời để tài trợ ở mức thấp nhất cho hoạt động chi không thường xuyên.
Kể từ năm 1981 tới nay, tổng cộng đã có 10 lần chính phủ Mỹ phải đóng cửa do ngân sách Mỹ đã hết hạn và không được đổ tiền ngay lập tức. Bởi vậy, một lần nữa đóng cửa không phải là điều quá đáng sợ. Tuy nhiên, 9/10 lần chỉ xảy ra vào cuối tuần – khi hầu hết các cơ quan chính phủ đóng cửa. Lần gần đây nhất thì khác: từ năm 1995 đến 1996, chính phủ Mỹ đóng cửa tới 26 ngày và khiến tất cả những nhân vật có liên quan phải sợ hãi, ngoại trừ Newt Gingrich – phát ngôn viên của Nhà Trắng thời bấy giờ.
Ông cũng là người vừa đưa ra lời khuyên đảng Dân chủ nên nhượng bộ. Nhân vật đến từ đảng Cộng hòa có chức vụ cao nhất ở Quốc hội là người phát ngôn của Nhà Trắng John Boehner và lãnh đạo nhóm đa số Eric Cantor đều lưỡng lự trong việc kiến nghị những dự thảo độc lập để “bóp nghẹt” Đạo Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Hợp Túi Tiền (Affordable Care Act). Một số điểm trong đạo luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10 tới.
“Hậu duệ chính trị” của ông Gringrich – người hi vọng rằng sự hỗn loạn ở Washington có thể giúp đảng Cộng hòa có được nhiều ghế hơn ở cả Thượng Viện và Hạ Viện vào năm tới – đã từ chối điều này. Trong khi đó, một nhóm các nhà làm luật đến từ đảng Cộng hòa với sự dẫn đầu của Ted Cruz đưa ra kế hoạch khác: chấp thuận cấp tiền cho chính phủ phải gắn với việc bác bỏ luật chăm sóc sức khỏe. Vậy là, chính phủ có thể tiếp tục hoạt động nhưng đảng Dân chủ buộc phải bỏ phiếu chống lại chương trình y tế được ưa thích Obamacare.
Để củng cố kế hoạch này, đảng Cộng hòa cũng đưa ra một loạt “thủ đoạn”. Đầu tiên, Nhà Trắng (vốn được kiểm soát bởi đảng Cộng hòa) thông qua dự luật kiềm chế các điều kiện cấp vốn cho Obamacare. Sau đó, một nhóm các nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Thượng viện cố gắng ngăn chặn đảng Dân chủ trình lên dự thảo luật y tế được cho là sẽ nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa. Cruz – người từng được coi là ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa – đã chơi trò kéo dài thời gian khi có bài phát biểu kéo dài tới 21 giờ đồng hồ trước toàn thể Thượng viện. Ông phát biểu một cách chậm rãi như thể đang diễn thuyết trước hàng nghìn người và đang đọc chuyện cổ tích trước giờ ngủ cho những đứa trẻ.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã hơn 40 lần bỏ phiếu chống lại Affordable Care Act kể từ khi nó trở thành luật vào năm 2010. Và, có vẻ ở lần này điều tương tự sẽ xảy ra. Khảo sát được thực hiện bởi Economist cho thấy đa số người được hỏi lựa chọn ngừng chương trình Obamacare kể cả khi điều này khiến chính phủ phải đóng cửa tạm thời: 49% ủng hộ bãi bỏ đạo luật này trong khi 36% mong muốn bảo lưu và thậm chí là mở rộng Obamacare.
Có vẻ như nhiều phiếu chống hơn cũng sẽ không tạo nên nhiều thay đổi. Obamacare cũng sẽ không bị hoãn lại quá lâu vì chính phủ đóng cửa, bởi phần quan trọng nhất của Affordable Care Act là phần chi không cần Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, các bang đang cố gắng làm tổn hại Obamacare bằng cách can ngăn người trẻ tuổi đăng ký chương trình trao đổi bảo hiểm. Họ hi vọng hệ thống này sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa đang đối mặt với nguy cơ khiến hai vấn đề vốn đã nhức nhối trở nên trầm trọng hơn. Vấn đề thứ nhất là sự xa cách giữa những người xem xét Obamacare với góc nhìn từ Quốc hội và những người nhìn nhận chương trình này với góc nhìn từ chính phủ của bang. Vấn đề thứ hai thuộc về nhận thức. Một báo cáo mới được công bố cho thấy những cử tri trẻ tuổi cho rằng đảng Cộng hòa “có tầm nhìn hạn hẹp” và “hà khắc”, trong khi họ tín nhiệm ông Obama vì chí ít thì ông đã cố gắng sửa chữa mọi thứ.
Nếu như đảng Cộng hòa không thể chống lại Obamacare lần này, họ sẽ càng quyết tâm đòi nâng trần nợ. Chính phủ liên bang chỉ thu về 81 cent cho mỗi USD mà nó chi ra. Nợ của Mỹ đã kịch trần từ tháng 5 và kể từ đó đến nay Kho bạc đã phải đảo tiền giữa các tài khoản của chính phủ để chi trả. Đến giữa tháng 10, điều này là không thể. Kịch bản vỡ nợ này là kịch bản xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ và do đó cả hai đảng sẽ cố gắng để điều đó không xảy ra. Tuy nhiên, sẽ là tốt hơn nếu như con nợ với khoản nợ lên tới 16.700 tỷ USD đưa ra điều gì đó chắc chắn chứ không phải mạo hiểm như hiện nay!
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,933.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,431.80 | 4,051.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 13,005.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 98
- Truy cập hôm nay: 934
- Lượt truy cập: 8588267