Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

"Hàng tỉ đô la đang mong chờ vào Việt Nam"
2013-08-10 08:32:46

"Ngoại" mong vào
 
1 tháng sau ngày VAMC chính thức đi vào hoạt động, việc nợ xấu vẫn gói gọn trong hai từ: bế tắc. Các ngân hàng đua nhau đưa nợ xấu về dưới 3% để tránh phải bán nợ cho VAMC. Một số người thì kỳ vọng vào "phép thử" ACB. Tuy nhiên, việc ACB lên tiếng bán nợ cho VAMC dường như là để "đánh bóng lại tên tuổi" nhiều hơn là thực sự giải quyết nợ xấu.
 
Theo luật sư Trương Thanh Đức, chủ tịch công ty luật BASICO, việc xử lý nợ xấu ở đa phần các NHTM hiện nay chỉ là xử lý kỹ thuật, đảo nợ để làm đẹp sổ sách là chính chứ không phải là xử lý thực. "Hầu hết các khoản nợ xấu đều trong tình trạng không thể phát mãi", ông Đức nhận định. 
 
Với VAMC, ông Đức cũng không có nhiều kỳ vọng. Theo ông, việc VAMC chưa được trao những đặc quyền cần thiết, cùng việc thiếu đi chức năng đấu giá nợ cho VAMC, vấn đề bất động sản có lẽ không thể giải quyết.
 
Đến lúc này, khi nguồn lực trong nước tỏ ra cạn kiệt, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài lại được nhắc đến. Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng, cho rằng nên có những biện pháp để thu hút sự tham gia của khối ngoại trong việc mua lại các khoản nợ xấu. 
 
Trên lí thuyết, nhà đầu tư nước ngoài là rất cần thiết vì họ có thể tham gia vào quá trình mua bán nợ; giúp tư vấn về định giá khoản nợ cần bán; tham gia tư vấn tái cấu trúc khoản nợ xấu. Quan trọng nhất vẫn là những khoản tiền khổng lồ mà khối ngoại sẽ đổ vào để mua nợ xấu.
 
Theo chuyên gia kinh tế John Sheehan thuộc Capital Service Group, không ít các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu mua lại các khoản nợ xấu của Việt Nam. "Tôi đang có trong tay danh sách hàng chục nhà đầu tư nước ngoài đang mong chờ cơ hội vào Việt Nam", vị chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho biết.
 
Ông Sheehan nhấn mạnh, hàng tỉ đô la đang mong chờ cơ hội vào giải cứu nền kinh tế. Tuy nhiên, hàng tỉ đô đấy vẫn chỉ ở trong trạng thái "chờ". Chờ một cơ chế, chính sách, một hành lang pháp lý phù hợp. Khá nhiều nợ xấu của Việt Nam tập trung trong lĩnh vực bất động sản. Các điều luật lại tỏ ra quá khắt khe để người nước ngoài sở hữu một căn hộ tại Việt Nam, chứ đừng nói đến đầu tư.
 
Tại sao không đơn thuần Copy - Paste?
 
Đã có những lập luận cho rằng nền kinh tế Việt Nam có những đặc thù riêng, hoàn toàn khác với các nền kinh tế khác nên khó có thể theo các thông lệ quốc tế được. Tuy nhiên, ông Sheehan không đồng tình với điều này. Vị chuyên gia phân tích, tới thời điểm này, những gì Việt Nam đang gặp phải hoàn toàn tương đồng với những gì mà các quốc gia khác từng gặp phải trong vấn đề xử lý nợ xấu. Chỉ có điều, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn phủ định nó mà thôi.
 
"Thực tế thị trường thế giới đã khủng hoảng rất nhiều lần. Trung bình mỗi khủng hoảng, thị trường sẽ đi xuống và mất 60% về giá trị. Với các ngân hàng, khoản nợ xấu của họ có thể mở rộng ra, chiếm tới 50% số nợ. Đây là chuyện hết sức bình thường ở các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam".
 
Và trong những lần như thế, vai trò của nhà đầu tư ngoại là rất quan trọng. Đặc biệt là những quốc gia nhỏ như Việt Nam, nơi mà quy mô các khoản nợ không lớn tới mức "không thể xử lý" như Mỹ, Ai-len hay Tây Ban Nha. 
 
"Với các ngân hàng, khoản nợ xấu của họ có thể mở rộng ra, chiếm tới 50% số nợ. Đây là chuyện hết sức bình thường ở các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam", chuyên gia kinh tế Sheehan cho biết
 
Vậy tại sao Việt Nam không chỉ làm một động tác đơn thuần là "copy" lại những mô hình thành công trên thế giới và làm theo nó?
 
Thực tế đã chứng minh, càng nhanh chóng đưa ra quyết định thì giá trị các khoản nợ xấu càng cao, thời gian xử lý khủng hoảng càng được rút ngắn.
 
Hãy thử điểm lại một số mô hình thành công trong khu vực. Năm 1997, Thái Lan không cho phép người nước ngoài mua nhà và đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, khi lâm vào cuộc khủng hoảng năm 1998 và được IMF tư vấn, chính phủ Thái Lan đã nhanh chóng nới luật, cho phép người nước ngoài mua nhà, bất động sản liên quan đến các khoản nợ xấu. Tất nhiên, người Thái không quên gia hạn thời gian nắm giữ với các khoản nợ xấu này. 4 năm sau, Thái Lan bước ra khỏi khủng hoảng.
 
Một quốc gia khác trong khu vực là Philippines, cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng năm 1998. Tuy nhiên, Philippines đã phủ nhận tình trạng của mình. Mãi đến tận năm 2002, khi không còn đủ khả năng để xử lý, quốc gia này mới viện tới sự trợ giúp của khối ngoại. Trùng hợp, sau 4 năm kể từ khi có sự trợ giúp của nước ngoài, Philippines thoát khỏi khủng hoảng.
 
Cùng một vấn đề, cùng một phương pháp giải quyết nhưng chậm cơ chế, Philippines lại mất nhiều hơn 4 năm so với Thái Lan. 
 
Với Việt Nam, dù vai trò của nhà đầu tư ngoại đã được nhắc tới nhiều lần, tuy nhiên, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chính phủ vẫn chưa thực sự quan tâm đến điều này. Các dự thảo về luật đất đai, quản lý bất động sản gần như không đề cập gì tới việc mở rộng cơ hội cho người nước ngoài.
 
"Tạo ra một nền móng mới cho việc giải quyết nợ xấu sẽ thu hút một làn song đâu tư nước ngoài cực lớn vào Việt Nam", ông Sheehan nhận định
 
 
Trang Lam

Theo Trí Thức Trẻ

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/hang-ti-do-la-dang-mong-cho-vao-viet-nam-2013080813531183313ca34.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,518.905,018.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,587.204,087.20
100g ABC Bullion Bar
14,653.4013,153.40
1kg ABC Bullion Silver
1,747.801,347.80
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 256
  • Truy cập hôm nay: 4653
  • Lượt truy cập: 8824283