Những đầu tàu mới của kinh tế thế giới
2013-06-07 08:34:52
2013 là năm then chốt đối với kinh tế thế giới. Lần đầu tiên kể từ khi cơ giới hóa dẫn dắt nước Anh bước vào thời kỳ kinh nghiệp hóa hồi thế kỷ 19, các nền kinh tế mới nổi sẽ có thể sản xuất ra phần lớn lượng hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về diện tích và dân số, những nền kinh tế thịnh vượng và phát triển từ lâu nay vẫn luôn là bộ phận quyền lực nhất. Dẫu vậy, giờ đây, tầm quan trọng của các nền kinh tế này đang dần giảm bớt, nhường chỗ cho các nước có thu nhập trung bình.
Sự chuyển dịch trong cán cân quyền lực kinh tế bắt nguồn ngay từ những yếu tố nền tảng. Đây cũng là xu hướng mà các nhà kinh tế học mong rằng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã thừa nhận rằng đến năm 2018, các thị trường mới nổi sẽ chiếm tới 55% sản lượng GDP toàn cầu, khiến cụm từ “mới nổi” trở nên không hợp lý.
Mặc dù chất lượng cuộc sống ở các nền kinh tế phát triển vẫn ở mức cao gấp hơn 5 lần so với bộ phận còn lại, kể từ năm 1990, khoảng cách này được thu hẹp một cách đáng kể. Ở những nơi thu nhập và tăng trưởng đi liền với nhau, xu hướng bắt kịp càng trở nên rõ ràng. Theo dự báo của các chuyên gia, các nước mới nổi sẽ quyết định tới 3/4 khả năng tăng trưởng của kinh tế thế giới trong vòng 5 năm tới.
Jim O’Neill, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs, sử dụng một phép so sánh mạnh mẽ để miêu tả sự chuyển dịch này. Theo ông, tốc độ tăng trưởng 8% hàng năm của Trung Quốc hiện cũng đóng vai trò quan trọng như 4% tăng trưởng của Mỹ. Đây là điều đối lập với thời kỳ những năm 1980, khi 10% tăng trưởng của Trung Quốc không có ý nghĩa gì so với 1% tăng trưởng của nước Mỹ.
Sự vươn lên của các nền kinh tế bên ngoài nhóm G7 (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Italia và Canada) đem lại một chút ngạc nhiên. Trong suốt 30 năm qua, các nền kinh tế mới nổi càng ngày càng tăng tốc mạnh mẽ. Chất lượng cuộc sống được nâng lên đáng kể.
Đà tăng trưởng của bộ phận này còn gây nhiều sự chú ý hơn khi được khắc họa theo thời gian, Trên thực tế, McKinsey Global Institute đã chỉ ra rằng trọng tâm của kinh tế thế giới đang dịch chuyển. Năm 1950, trọng tâm nằm ở bắc Iceland và ở trung tâm bắc Đại Tây Dương, Sau đó, khi Nhật Bản bắt đầu “cất cánh”, trọng tâm vượt ra bên ngoài nước Mỹ và hướng đến phía Đông. Giờ đây, Nam Á là vùng đất có sức hút kỳ lạ. Đến năm 2025, trọng tâm sẽ nằm gần Novosibirsk, ở phía Tây Nam Siberia.
Richard Dobbs, giám đốc của McKinsey Global Institute, cho rằng quá trình đô thị hóa và chuyển dịch của Trung Quốc đang diễn ra với tốc độ gấp 10 lần và phạm vi rộng gấp 100 lần so với ở Anh – nước đầu tiên thực hiện đô thị hóa và công nghiệp hóa. Bởi vậy, quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc sẽ lớn gấp 1.000 lần so với cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh.
Trong suốt 30 năm qua, quá trình dịch chuyển của kinh tế thế giới cũng diễn ra theo nhiều giai đoạn khác nhau. Thời kỳ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, các nền kinh tế lớn vẫn dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Mỹ đóng góp 1/3, EU đóng góp gần 20% và 6/7 nước trong nhóm G7 (trừ Pháp) nằm trong top 10 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất. Nếu Mỹ “hắt hơi”, cả thế giới sẽ bị “cảm lạnh”.
Các số liệu được IMF tính toán và dựa trên phương pháp ngang giá sức mua của các đồng nội tệ so với đồng USD. Bởi vậy, số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở các nền kinh tế khác nhau tăng lên sẽ có những ảnh hưởng giống nhau.
Đến giữa những năm 1990, những “ông vua” của thập kỷ trước đã bị loại khỏi cuộc chơi. Đức và Italia không còn nằm trong 10 nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong khi tầm quan trọng của Nhật Bản giảm mất một nửa. Mexico và Indonesia lọt vào danh sách – dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế đang phát triển với dân số đông đảo chắc chắn sẽ có vị thế quan trọng trong tương lai.
Trong những năm tháng trước khủng hoảng 2008 – 2009, Trung Quốc nổi lên là cỗ máy tăng trưởng quan trọng nhất của thế giới. Trung Quốc vọt lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng, nhờ vào sản lượng cũng như giá hàng hóa tăng cao.
Nước Anh đã nằm ở top 10 suốt 30 năm và giờ đây bị các nước khác bắt kịp sau khi hồi phục từ cơn bạo bệnh vốn bao trùm toàn bộ châu Âu. Tuy nhiên, nhiều người dự đoán rằng “xứ sở sương mù” sẽ bị loại khỏi bảng xếp hạng trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017.
Top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ không còn tập trung ở châu Âu. Theo dự đoán, toàn bộ Liên minh châu Âu sẽ chỉ đóng góp khoảng 5,7% tăng trưởng kinh tế thế giới. Ấn Độ cùng với Trung Quốc chiếm gần một nửa.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/FT
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/nhung-dau-tau-moi-cua-kinh-te-the-gioi-2013060618140368311ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 225
- Truy cập hôm nay: 751
- Lượt truy cập: 8593733