Với một cường quốc thích rao giảng về “sự trỗi dậy hòa bình”, thái độ của Trung Quốc với hàng loạt nước khiến người ta dễ liên tưởng đến hai từ: “gây hấn”.
Ấn Độ tố cáo lính Trung Quốc đã lập trại cách “đường kiểm soát thực tế” (line of actual control, LAC) 19km. Do chưa có biên giới chính thức nên đường kiểm soát thực tế hiện là ranh giới phân định vùng Ladakh thuộc Ấn Độ với Trung Quốc.
Nhật Bản cho biết ngày nào tàu hải giám Trung Quốc cũng lượn quanh đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ngày 26/4, Trung Quốc yêu cầu Philippines “rút binh lính và trang thiết bị” khỏi một số đảo và rặng san hô ở biển Đông Việt Nam. Quân Philippines đã đóng ở đây được vài thập kỷ.
Trung Quốc luôn có lý do để nói mình bị khiêu khích trước, nhưng các nước láng giềng khó có thể lấy đó làm hài lòng.
Trong số ba cuộc tranh chấp lãnh thổ kể trên, vụ với Ấn Độ là đáng bất ngờ nhất. Hai đoạn biên giới dài đang trong tình trạng tranh chấp.
Phía Đông, Trung Quốc chiếm giữ một phần bang Arunachal Pradesh trong một thời gian ngắn sau cuộc chiến đẫm máu năm 1962. Phía Tây, Trung Quốc vẫn giữ bình nguyên Aksai Chin nhưng Ấn Độ cho rằng đây là một phần của Ladakh.
Ở cả hai khu vực này, lính biên phòng mỗi bên vẫn hay đi tuần trong khu vực mà nước kia coi là lãnh thổ của mình. Tuy vậy, họ không bao giờ dựng lều như lính Trung Quốc mới làm gần đây.
Đây là cuộc đối đấu nghiêm trọng nhất của hai bên ở dọc biên giới kể từ năm 1986. Sau lần đó, hai nước đã đồng thuận gác tranh chấp để tập trung vào các vấn đề kinh tế.
Cuộc đàm phán gần một thập kỷ trước chẳng có kết quả gì nhưng cả hai bên đều không muốn làm căng.
Hiện giờ Trung Quốc đang bị kéo vào hàng loạt các vụ tranh chấp khác. Khu vực Đông Bác Á vốn đã căng thẳng với luận điệu hiếu chiến của Triều Tiên, thật khó hiểu nếu Trung Quốc lại muốn gấy hấn với thêm một nước nữa.
Đương nhiên Trung Quốc sẽ nói mình chưa làm gì, khăng khăng là binh lính vẫn ở bên này đường kiểm soát thực tế. Tuy vậy, như vậy là đủ chọc tức Ấn Độ rồi.
Nhà phân tích quốc pòng Ajai Shukla cho rằng quân đội Ấn Độ đang tiến hành “đợt leo thang thứ ba dọc biên giới Ấn-Trung”.
Hai lần trước là vào cuối thập niên 50 (dẫn tới cuộc chiến năm 62) và vào năm 1986 (gây ra thế bế tắc hiện nay). Nay Ấn Độ lại đang “tăng hiện diện” ở Arunachal Pradesh và Aksai Chin với binh lính, vũ khí và cơ sở vật chất.
Vì thế Trung Quốc có thể cảm thấy Ấn Độ đang lợi dụng việc nước này mới thay lãnh đạo hồi tháng 11 năm ngoái cũng như áp lực với nước này trên các mặt trận khác.
Có thể Trung Quốc cũng suy nghĩ tương tự với trường hợp Nhật Bản và đảo Điếu Ngư. Tàu hải giám Trung Quốc tới gần đảo này là do phía Nhật kiên quyết “quốc hữu hóa” cả ba hòn đảo hồi tháng 9 năm ngoái.
Cuối tháng 4, 10 tàu Nhật chở 80 nhà hoạt động cách hữu đã tới đảo Senkaku. Còn các thành viên nội các Shinzo Abe vừa khiến người Trung Quốc nổi giận vì viếng thăm đền Yasukuni, nơi các tội phạm chiến tranh cao cấp nằm trong số được thờ tự.
Trung Quốc nhấn mạnh Điếu Ngư là một trong những “lợi ích cốt lõi” của nước này, tức vì nó Trung Quốc có thể tham chiến. Trong thông cáo chung ký với TT Barack Obama hồi năm 2009, Mỹ - Trung đã hứa tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau.
Yêu sách đòi Philippines rút khỏi các đảo tranh chấp cũng là một phản ứng sau khi Philippines đưa vấn đề này Tòa án quốc tế về luật biển.
Nếu nhìn từng vụ việc riêng lẻ thì phản ứng của Trung Quốc có vẻ hợp lý. Nhưng nếu gộp tất cả chúng lại, thì phản ứng kiểu này tiềm ẩn hai nguy cơ.
Thứ nhất, nó khiến người ta nghĩ Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch áp đặt các “thực tế mới trên chiến trường” để có lợi hơn trên bàn đàm phán hay xung đột.
Hơn nữa, chính sách đối ngoại của Trung Quốc dường như thiếu sự điều phối hợp lý trước xung đột từ nhiều hướng. Thay vì xử lý từng đối thủ một, Trung Quốc muốn “cân tất”. Hành xử kiểu ấy khiến thế giới nghĩ ngay tới một tên nhà giàu mới nổi hung hăng.
Nguy cơ thứ hai là những cuộc xung đột tình cờ. Cả Trung Quốc lẫn các nước liên quan đều không muốn tranh chấp leo thang tới mức xung đột.
Nhưng lúc nào cũng có rủi ro một chỉ huy cấp địa phương nào đó giận quá làm liều mà hậu quả là gì thì không ai biết trước. Đặc biệt là trong vụ Senkaku/ Điếu Ngư, phía Mỹ lo ngại các thuyền trưởng đang quá căng thẳng, không biết họ có tránh được sai lầm hay không.
Mỹ đã ký hiệp ước bảo vệ Nhật Bản, và nước này liên tục cảnh báo rằng dù Mỹ không có ý kiến về chủ quyền của đảo Senkaku, nhưng Mỹ đảo bảo sẽ bảo vệ cả quần đảo này.
Chỉ cần một tay phi công điên khùng “anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc” là đủ để biết Mỹ có giữ cam kết hay không, nhưng hậu quả là gì thì trời biết.
Minh Tuấn
The Economist
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-ga-hang-xom-vung-ve-201305091558564537ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,460.00 | 4,960.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,538.30 | 4,038.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,496.20 | 12,996.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,739.60 | 1,339.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 210
- Truy cập hôm nay: 2050
- Lượt truy cập: 8829372