Xử lý nợ, các ngân hàng cản nhau chuyển hàng thế chấp
2013-05-08 08:15:14
Liên tục trong mấy ngày qua (từ ngày 4/5), hàng loạt xe ôtô và nhiều nhân viên của các công ty dịch vụ được một số ngân hàng cổ phần trên địa bàn Hà Nội thuê túc trực tại khu vực nhà máy của Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ (thôn Quất Tỉnh, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Mục đích là nhằm canh chừng tài sản là hàng hóa đã được Công ty Việt Mỹ thế chấp khi vay vốn tại các ngân hàng.
Sự việc xảy ra khi bắt đầu có thông tin về việc Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đang bốc xếp hàng (là những cuộn inox) lên xe để chở khỏi kho. Qua xác minh cho thấy, từ ngày 20/3/2013, Techcombank và Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ đã tiến hành kiểm tra đối chiếu tài sản là hàng hóa, chốt số lượng hàng tồn đang đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay của bên Techcombank và được theo dõi quản lý thông qua Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ kho vận A+.
Trên thực tế, trong hai ngày 4 và 5/5, đại diện Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ là bà Lê Thị Hồng Vân đã có biên bản bàn giao số hàng hóa đã thế chấp khi vay vốn cho Techcombank. Như vậy, số lượng bàn giao tài sản thế chấp là 51 cuộn inox (tương đương hơn 100 tấn) là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, việc vận chuyển lô hàng thế chấp đã bị đám đông vây hãm, ngăn cản ngay tại khu vực kho hàng khiến Techcombank không thể thực hiện được. Thậm chí, nhiều xe ôtô con đã đỗ chắn ngang, dàn kín đường phía trước cổng Công ty để cản xe hàng.
Theo thông tin từ một số ngân hàng có liên quan như: Quốc tế (VIB), Quân đội (MB), Nam Việt (Navibank), An Bình (ABBank) SeABank, Liên Việt..., Công ty Cổ phần Inox Việt Mỹ đã thế chấp tài sản để vay vốn tại nhiều ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu có tài sản thế chấp bằng hàng hóa lại đang xảy ra sự tranh chấp quyền lợi chính giữa các ngân hàng với nhau. Đó cũng là lý do mà các ngân hàng phải thuê một số đơn vị bảo vệ như 24/7, Đại An... để có người canh giữ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ gây mất hình ảnh cho chính các ngân hàng và gây rối an ninh trật tự trên địa bàn. Việc tranh chấp còn gây thiệt hại cho các ngân hàng về mặt kinh phí khi phải thuê các đơn vị dịch vụ bảo vệ “bám chốt.”
Tại hiện trường, ông Phan Văn Lãng - Giám đốc xử lý nợ Techcombank cho biết: Techcombank có quyền mang hơn 100 tấn Inox ra khỏi xưởng do 2 bên đã đạt thỏa thuận. Phía Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ đã đồng ý bàn giao hàng hóa cho ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi họ không còn khả năng thanh khoản. Toàn bộ tài sản hàng thế chấp là của Techcombank và hai bên đã đạt được thỏa thuận bằng biên bản, trước mắt là để quản lý hàng hóa, tiếp đến là có kế hoạch giúp Công ty tái cấu trúc trong giai đoạn khó khăn này.
"Cứ kéo dài tình trạng này, Techcombank phải trả tiền thuê đơn vị vận chuyển và bảo vệ hàng hóa với chi phí vài chục triệu đồng/ngày, gây thiệt hại cho ngân hàng. Hiện Techcombank đang yêu cầu sự trợ giúp của phía đơn vị chức năng là Công an huyện Thường Tín," ông Lãng nói.
Giải quyết nợ xấu đang là nhiệm vụ quan trọng của nhiều ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những cơ sở pháp lý để xử lý các vấn đề liên quan đến thế chấp là Nghị định 163 ban hành ngày 29/12/2006 và Nghị định 11 sửa đổi bổ sung thêm cho Nghị định 163 ngày 22/2/2012.
Theo ý kiến của Luật sư Phạm Minh Đông, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Brando, Hà Nội: Với tư cách luật sư tham vấn về pháp lý thì giữa ngân hàng và công ty đã có biên bản thỏa thuận bàn giao cho nhau. Cụ thể công ty vi phạm nghĩa vụ thanh toán và bàn giao hàng hóa cho tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý thu hồi về bán để trừ vào khoản nợ.
Tại điều 58 Nghị định 163, các bên đạt được thoản thuận khi doanh nghiệp bàn giao tài sản bảo đảm thể hiện bằng biên bản bàn giao thì quyền định đoạt thuộc về ngân hàng. Tuy nhiên, giải quyết sự tranh chấp quyền lợi giữa các ngân hàng trong xử lý nợ xấu như vụ việc này thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trên cơ sở các quy định của pháp luật. Ngân hàng nào đã đạt được thỏa thuận thì hàng hóa là của ngân hàng đó; nếu sau này phát hiện hành vi lợi dụng để tẩu tán tài sản thì phải bị xử lý hình sự.
Thời gian gần đây, khi các doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ thì những vụ việc tranh chấp như thế này xảy ra khá nhiều. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng nên xem xét để giúp doanh nghiệp tái cấu trúc lại các khoản nợ, vượt qua khó khăn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thay vì giữ tư tưởng “cố đấm ăn xôi” để tranh chấp tài sản thế chấp, gây hình ảnh xấu cho chính các ngân hàng.
Mục đích là nhằm canh chừng tài sản là hàng hóa đã được Công ty Việt Mỹ thế chấp khi vay vốn tại các ngân hàng.
Sự việc xảy ra khi bắt đầu có thông tin về việc Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đang bốc xếp hàng (là những cuộn inox) lên xe để chở khỏi kho. Qua xác minh cho thấy, từ ngày 20/3/2013, Techcombank và Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ đã tiến hành kiểm tra đối chiếu tài sản là hàng hóa, chốt số lượng hàng tồn đang đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay của bên Techcombank và được theo dõi quản lý thông qua Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ kho vận A+.
Trên thực tế, trong hai ngày 4 và 5/5, đại diện Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ là bà Lê Thị Hồng Vân đã có biên bản bàn giao số hàng hóa đã thế chấp khi vay vốn cho Techcombank. Như vậy, số lượng bàn giao tài sản thế chấp là 51 cuộn inox (tương đương hơn 100 tấn) là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, việc vận chuyển lô hàng thế chấp đã bị đám đông vây hãm, ngăn cản ngay tại khu vực kho hàng khiến Techcombank không thể thực hiện được. Thậm chí, nhiều xe ôtô con đã đỗ chắn ngang, dàn kín đường phía trước cổng Công ty để cản xe hàng.
Theo thông tin từ một số ngân hàng có liên quan như: Quốc tế (VIB), Quân đội (MB), Nam Việt (Navibank), An Bình (ABBank) SeABank, Liên Việt..., Công ty Cổ phần Inox Việt Mỹ đã thế chấp tài sản để vay vốn tại nhiều ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu có tài sản thế chấp bằng hàng hóa lại đang xảy ra sự tranh chấp quyền lợi chính giữa các ngân hàng với nhau. Đó cũng là lý do mà các ngân hàng phải thuê một số đơn vị bảo vệ như 24/7, Đại An... để có người canh giữ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ gây mất hình ảnh cho chính các ngân hàng và gây rối an ninh trật tự trên địa bàn. Việc tranh chấp còn gây thiệt hại cho các ngân hàng về mặt kinh phí khi phải thuê các đơn vị dịch vụ bảo vệ “bám chốt.”
Tại hiện trường, ông Phan Văn Lãng - Giám đốc xử lý nợ Techcombank cho biết: Techcombank có quyền mang hơn 100 tấn Inox ra khỏi xưởng do 2 bên đã đạt thỏa thuận. Phía Công ty cổ phần Inox Việt Mỹ đã đồng ý bàn giao hàng hóa cho ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi họ không còn khả năng thanh khoản. Toàn bộ tài sản hàng thế chấp là của Techcombank và hai bên đã đạt được thỏa thuận bằng biên bản, trước mắt là để quản lý hàng hóa, tiếp đến là có kế hoạch giúp Công ty tái cấu trúc trong giai đoạn khó khăn này.
"Cứ kéo dài tình trạng này, Techcombank phải trả tiền thuê đơn vị vận chuyển và bảo vệ hàng hóa với chi phí vài chục triệu đồng/ngày, gây thiệt hại cho ngân hàng. Hiện Techcombank đang yêu cầu sự trợ giúp của phía đơn vị chức năng là Công an huyện Thường Tín," ông Lãng nói.
Giải quyết nợ xấu đang là nhiệm vụ quan trọng của nhiều ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những cơ sở pháp lý để xử lý các vấn đề liên quan đến thế chấp là Nghị định 163 ban hành ngày 29/12/2006 và Nghị định 11 sửa đổi bổ sung thêm cho Nghị định 163 ngày 22/2/2012.
Theo ý kiến của Luật sư Phạm Minh Đông, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Brando, Hà Nội: Với tư cách luật sư tham vấn về pháp lý thì giữa ngân hàng và công ty đã có biên bản thỏa thuận bàn giao cho nhau. Cụ thể công ty vi phạm nghĩa vụ thanh toán và bàn giao hàng hóa cho tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý thu hồi về bán để trừ vào khoản nợ.
Tại điều 58 Nghị định 163, các bên đạt được thoản thuận khi doanh nghiệp bàn giao tài sản bảo đảm thể hiện bằng biên bản bàn giao thì quyền định đoạt thuộc về ngân hàng. Tuy nhiên, giải quyết sự tranh chấp quyền lợi giữa các ngân hàng trong xử lý nợ xấu như vụ việc này thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trên cơ sở các quy định của pháp luật. Ngân hàng nào đã đạt được thỏa thuận thì hàng hóa là của ngân hàng đó; nếu sau này phát hiện hành vi lợi dụng để tẩu tán tài sản thì phải bị xử lý hình sự.
Thời gian gần đây, khi các doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ thì những vụ việc tranh chấp như thế này xảy ra khá nhiều. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng nên xem xét để giúp doanh nghiệp tái cấu trúc lại các khoản nợ, vượt qua khó khăn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thay vì giữ tư tưởng “cố đấm ăn xôi” để tranh chấp tài sản thế chấp, gây hình ảnh xấu cho chính các ngân hàng.
Theo Thu Hằng
TTXVN
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 183
- Truy cập hôm nay: 1409
- Lượt truy cập: 8594391