Người viết là nhà báo Andrew Ross Sorkin của tờ New York Times, tác giả cuốn “Too Big to Fail”.
Xem thêm:
Kỳ 1: Kiêu hãnh và định kiến: CEO ngân hàng Barclays bị đổ tội oan và ép từ chức như thế nào?
Kỳ 2: “Đứng sang một bên và giữ mồm giữ miệng”
Một sáng chủ nhật vài tuần trước, Diamond đi tàu điện ngầm tới Trung tâm Barclays ở Brooklyn để xem một trận bóng rổ giữa Brooklyn Nets và Atlanta Hawks. Kể từ khi trở về New York, ông vẫn thường tới Brooklyn, có khi tới vài lần một tuần. Đêm đó, ông đi cùng ba đứa con cùng một nhóm bạn.
Dù Diamond đã từ chức từ trước khi sân vận đông mở cửa, có lẽ nó đã chẳng tồn tại nếu Diamond không quyết chi 400 triệu USD để tòa nhà này lấy tên Barclays.
Ông mua riêng cho mình một lô ở đây, xung quanh tường treo đầy những khoảnh khắc tự hào nhất của Diamond.
Đây là bức ông chụp cùng Jay-Z trong lễ động thổ, kia là bức chơi golf cùng Phil Mickelson, rồi bức cầm cúp vô địch Giải ngoại hạng Anh (cũng do Barclays tài trợ). Như một lời an ủi, các nhà đầu tư tổ hợp thể thao này đã mời Diamond vào HĐQT Barclays Center sau khi ông rời ngân hàng Barclays.
Bob Diamond đã bỏ ra 400 triệu USD để lấy tên Barclays cho SVĐ này.
|
Sống đời khiêm nhường
Nhiều tháng ròng tôi nói chuyện với Diamond, ông luôn bóng gió mình vẫn sống đời khiêm nhường như hồi chưa biết tài chính là gì.
“Nói vậy nghe có hơi kiêu,” ông nói, “nhưng tôi chưa từng làm gì vì tiền. Tôi chưa bao giờ coi tiền là mục đích, nó chỉ là kết quả. Cứ nhìn cách sống của tôi, Jennifer và ba đứa nhỏ thì biết, ngay khi có chút tiền, chúng tôi lập ngay một quỹ từ thiện của gia đình.
Tôi thật sự chỉ có mỗi một chiếc xe jeep đã 11 năm tuổi ở Nantucket. Tôi nghĩ tôi và Jennifer luôn là một gia đình tuyệt vời cho lũ trẻ.
Chúng tôi thích đi nghỉ với chúng. Nhưng chúng tôi không có du thuyền, không có siêu xe. Tôi nghĩ gia đình mình sống dư dả, nhưng chúng tôi không để ý lắm tới chuyện tiền.”
Đó có lẽ chỉ là một góc nhìn. Ở London, Diamond đã mua và bán một căn nhà lớn với bể bơi trong nhà.
Ông có một căn ở Nantucket và một căn nữa ở Beaver Creek, Colorado. Và Diamond hiện đang sống trong một căn penthouse trị giá 37 triệu USD trên tầng 40, số 15 Central Park West với Lloyd Blankfein và Sting làm hàng sóng.
Tòa nhà 15 Central West Park, nơi có căn penthouse 37 triệu USD của Bob Diamond.
|
Diamond quá hiểu chuyện này sẽ khiến công luận lên tiếng nên ông cố giấu việc này bằng cách mua căn hộ với danh nghĩa của một công ty với cái tên đặc Nga để người ta nghĩ nó thuộc về một tay tài phiệt nào đó: Novgorod.
“Ý anh là sao Diamond lại hống hách và tự phụ đến thế à?”
Có một lúc, Diamond đã đưa ra một danh sách những người tôi nên gọi. Thật ấn tượng, danh sách này có đầy các CEO và chính trị gia. Tôi lo ngại bài viết của mình sẽ bị ảnh hưởng, nên tôi không gọi.
Nhưng Diamond cứ nài nên tôi đành gọi cho một số người từng làm việc chung với Diamond trong nhiều năm. “Tôi chỉ nói chuyện tiểu sử chung thôi nhé,” người bạn này rào trước. Nhiều người khác cũng có câu trả lời tương tự.
Nhưng khi tôi hỏi tại sao một người xuất thân từ tầng lớp bình dân như Diamond lại không nhận thấy công chúng đang giận dữ thì người bạn này ngắt lời. “Ý ông là sao Diamond lại hống hách và tự phụ đến thế à?”
(Cũng cần lưu ý rằng dù tôi nói chuyện với ai thì người đó cũng thực tâm nghĩ Diamond là người tử tế, lương thiện, nhưng phải chịu tội oan.)
Khi liên hệ với một quan chức cấp cao tại Barclays, tôi có được lời giải thích rõ ràng nhất rút cục vì sao Diamond mất việc.
“Ông ấy có đáng bị đuổi chỉ vì vụ Libor không? Không. Ông ấy là con dê tế thần. Nhưng đó không phải lý do Bob từ chức. Ông ấy mất sự ủng hộ. Không phải vì ông ấy không lờ mờ đoán được chuyện đó. Ông ấy biết quá rõ đi chứ.
"Ông ấy là con dê tế thần." |
Tôi nghĩ Bob nghĩ ông ấy chẳng cần quan tâm lắm đến cái lũ người đó vì lợi nhuận mình kiếm được quá lớn.”
‘Mũ ni che tai’
Khi tôi cho Diamond biết một số người trong danh sách ông trao đưa ra nhiều quan điểm trái chiều về người bạn của họ, ông có vẻ như vừa tổn thương, vừa hối lỗi, lại như vừa thủ thế.
“Tôi có nghĩ mình có ‘mũ ni che tai’ không ấy à?” ông nói. “Có lẽ thế. Tôi nghĩ sự căm hận với ngân hàng và giới ngân hàng, đặc biệt là ở Anh, trầm trọng hơn mình tưởng.”
Chuyện Bob ‘mũ ni che tai’ trước cơn giận dữ của công luận với hệ thống ngân hàng không phải chuyện gì mới.
Ví như hồi năm 2011, ông từng khiến cả nước Anh sôi sục cả tháng trời khi tuyên bố trong một phiên điều trần tại Nghị viện Anh: “Đã có giai đoạn ngân hàng phải hối hận và xin lỗi. Tôi nghĩ giai đoạn ấy cần phải chấm dứt.”
Giờ nhớ lại câu nói ấy, Bob cho rằng: “Tôi không biết có phải hối tiếc vì câu nói đó hay không. Nhưng chắc chắn tôi sẽ tiếc vì những gì người ta đã tước đoạt của mình.”
Kỳ cuối: Chỉ mong cái sẽ rơi không phải đầu mình
Minh Tuấn
Theo Trí Thức Trẻ/New York Times
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 193
- Truy cập hôm nay: 1989
- Lượt truy cập: 8594971